7. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Giới thiệu chung
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Ngoài ra, các DN lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, tính đến nay, Việt nam đã có hơn 2600 DN được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch năm 2005, Luật Du lịch năm 2017 được Quốc hội thông qua để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao, khẳng định vai trò, vị thế của ngành Du lịch và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch nói chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng.
Lực lượng kinh doanh dịch vụ lữ hành cả quốc tế và nội địa phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện và môi trường kinh doanh, làm ăn có hiệu quả. Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động. Đến nay, hoạt động kinh doanh lữ hành có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và nhiều nhất là các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể: có 65,7% doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn; 32,6% doanh nghiệp cổ phần; 0,8% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; xấp xỉ 0,3% doanh nghiệp có vốn nhà nước và 0,6% doanh nghiệp tư nhân.
Loại hình DN lữ hành quốc tế Tỷ lệ %
Công ty TNHH 65,7%
Công ty cổ phần 32,6%
DN có vốn đầu tư nước ngoài 0,8%
DN có vốn Nhà nước 0,3%
DN tư nhân 0,6%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ http://dulichvietnam.org.vn
Theo qui định của Luật Du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và doanh nghiệp kinh doanh
62
dịch vụ lữ hành nội địa. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được chia theo phạm vi kinh doanh gồm: doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài, đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tăng dần hàng năm với tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng 7% - 9%.
Trong số các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao 84,4%, các doanh nghiệp vừa chiếm 12% và còn lại là các doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng 3,6%. Trong số các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 57% số doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh inbound và 43% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound. Tỷ lệ này giảm lần lượt ở các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp lớn. Theo đó, có đến 53% doanh nghiệp vừa và 60%
doanh nghiệp lớn đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound
(http://dulichvietnam.org.vn/d1763/tong-quan-lu-hanh-viet-nam.html).
Năm 2019, trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao; khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng tích cực. Cụ thể: Việt nam đã đạt 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tạo ra nguồn thu 755 nghìn tỷ, đóng góp 9,2% GDP (https://vietnamtourism.gov.vn/).
Biểu 2.1: Số lượng và tăng trưởng khách năm 2019 từ các thị trường gửi khách quốc tế nhiều nhất đến Việt nam
63
Giai đoạn 2015-2019, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của UNWTO.
Biểu 2.2: Khách quốc tế đến Việt nam theo năm (giai đoạn 2015-2019)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bên cạnh đó, lượt khách du lịch nội địa cũng tăng 6,3% so với năm 2018. Giai đoạn 2015-2019, khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5% mỗi năm ((https://vietnamtourism.gov.vn/). Như vậy, mức độ mức độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt nam cao hơn mức độ tăng trưởng của lượt khách nội địa. Điều này dẫn đến tổng thu từ lượt khách quốc tế đến Việt nam luôn cao hơn tổng thu từ lượt khách nội địa.
Biểu 2.3a. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019
Biểu 2.3b. Tổng thu từ du lịch quốc tế và du lịch nội địa giai đoạn 2015-2019 (nghìn tỷ đồng)
64
Cuốn theo guồng xoáy đó, hệ thống doanh nghiệp lữ hành ngày càng lớn mạnh. Tính đến năm 2019, Việt nam có 2667 DN lữ hành quốc tế và hơn 500 DN lữ hành nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch quốc tế đến và thị trường du lịch nội địa.