Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong doanh

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong doanh

nghiệp

Quy mô DN: Lý thuyết tình huống trong các tổ chức được phát triển với Burns và Stalker (1961), Lawrence và Lorsch (1967) đã gợi ý rằng quy mô có thể ảnh hưởng đến cách mà tổ chức thiết kế và sử dụng hệ thống quản lý (Hoque và James, 2000). Thật vậy, nghiên cứu của Hoque & James (2000) chỉ ra rằng doanh thu, tổng tài sản và số lượng nhân viên xác định quy mô của các DN. Tổng doanh thu của năm, Tổng tài sản/nguồn vốn và Số lượng nhân viên là căn cứ để phân loại DN (DN nhỏ, DN vừa và nhỏ, DN lớn). Khi quy mô DN phát triển, quy trình kế toán, quản lý cũng sẽ được chú trọng và thắt chặt hơn. Vì khi các công ty phát triển, các vấn đề liên quan đến truyền thông và giám sát sẽ tăng lên, nhà quản trị sẽ cần thông tin đa chiều để đáp ứng yêu cầu quản lý. Do đó, các công ty có nhiều khả năng áp dụng các hệ thống quản lý và đo lường thành quả quả hoạt động phức tạp. BSC là một kỹ thuật KTQT hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin đa chiều về thành quả hoạt động của DN, tuy nhiên mới chỉ được áp dụng ở các DN lớn (Koske C., Muturi W., 2015). Do đó, giả thuyết đầu tiên được thiết lập:

H1: Quy mô DN có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng BSC trong DN lữ hành.

Chiến lược kinh doanh: Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DN luôn phải có chiến lược kinh doanh tốt để có

29

thể đứng vững, duy trì và phát triển. Chiến lược kinh doanh giúp DN xác định hướng hoạt động. BSC là một công cụ để biến đổi tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành các mục tiêu và đo lường cụ thể (Kaplan và Norton, 1996). Do đó, việc thực hiện BSC sẽ liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty. Khi công ty thay đổi chiến lược kinh doanh, điều này sẽ dẫn đến việc thay đổi triển khai BSC (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2013). Do đó, giả thuyết thứ hai được đưa ra là:

H2: Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong DN lữ hành.

Tính dễ sử dụng: Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc người quản lý sử dụng BSC là cách họ nhận thấy phần mềm ứng dụng BSC của công ty họ dễ sử dụng đối với họ. Trong tài liệu về hệ thống thông tin, các lý thuyết khác nhau được sử dụng để giải thích cảm giác của người dùng khi bắt đầu sử dụng hệ thống thông tin. Lý thuyết chính về vấn đề này là Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) được phát triển bởi (Davis 1989). Mô hình giải thích rằng người dùng nhận thấy tính hữu ích và tính dễ sử dụng của một công nghệ ảnh hưởng đến ý định hành vi của họ để sử dụng công nghệ và cách họ sử dụng công nghệ sau đó. Trong những năm qua, mô hình BSC đã được chuyển đổi, nâng cấp thành nhiều công cụ phần mềm ứng dụng mạnh mẽ khác nhau (Davis và cộng sự, 2004). Do đó, giả thuyết thứ ba được đưa ra là:

H3: Tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong DN lữ hành.

Chi phí vận hành BSC: Chi phí là một yếu tố quan trọng khi thực hiện bất kỳ hệ thống mới nào. Để thực hiện BSC, DN phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như chi phí tư vấn, chi phí lắp đặt, phí đào tạo, chi phí thiết bị, chi phí duy trì hệ thống, ... Đánh giá lợi ích so với chi tiêu và rủi ro khi thực hiện BSC là tương đối cần thiết. Chi phí vận hành là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện BSC trong việc đánh giá thành quả hoạt động (Koske C., Muturi W., 2015). Do đó, giả thuyết thứ tư được đưa ra là:

H4: Chi phí vận hành có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong DN lữ hành.

Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC: Wiersman (2009) đã nhận ra một vài yếu tố có thể thúc đẩy nhà quản trị vận dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại. Những yếu tố đó là khả năng tiếp thu của nhà quản trị về một hình thức cung cấp thông tin mới, những công cụ quản lý mới và phong cách đánh giá của các nhà quản lý. Khi nhà quản trị nhận thức được các lợi ích mà BSC có thể mang lại cho việc đánh giá thành quả hoạt động của DN trên các khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi & phát triển,..Nó là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định, điều hành hoạt động kinh doanh của DN đi đúng hướng, đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra; Thì khả năng họ vận dụng BSC vào DN là rất cao. Vì thế, giả thiết thứ năm được đưa ra là:

30

H5: Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong các DN lữ hành.

Các yếu tố nội bộ khác khác: Bên cạnh các yếu tố như Quy mô DN, Chiến lược kinh doanh, Tính dễ sử dụng, Chi phí vận hành BSC, Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC được dự đoán là có ảnh hưởng đến viêc vận dụng BSC trong DN lữ hành; Thì các yếu tố như Sự sẵn sàng của công nghệ thông tin, Hiểu biết của nhân viên về ứng dụng BSC, Thuê/sử dụng đúng nhân sự để đánh giá thành quả hoạt động của DN, Văn hóa của DN, và Các quy tắc, thủ tục trong DN về cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách chi tiết cho từng bộ phận trong DN cũng được một số nhà nghiên cứu đề cập đến (Koske C., Muturi W., 2015, Tany E. 2011). Do đó, giả thiết thứ sáu được đưa ra là:

H6: Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong các DN lữ hành.

Sơ đồ 1.2: Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC trong DN lữ hành

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quy mô doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh

Tính dễ sử dụng của BSC Các yếu tố khác Chi phí vận hành BSC Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC Vận dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong doanh nghiệp H2 H4 H5 H6

31

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)