Tổ chức cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 47)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.4. Tổ chức cung cấp thông tin

Kết quả của quá trình phân tích thông tin được thể hiện trên các báo cáo đánh giá thành quả hoạt động để cung cấp cho nhà quản lý DN. Hệ thống báo cáo thành quả mà KTQT cung cấp thường là: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, Báo cáo phân tích biến động chi phí, Báo cáo phân tích chênh lệch giữa thực tế so với dự toán, Báo cáo hiệu quả sử dụng vốn, Báo cáo về hiệu quả sản xuất, Báo cáo sự hài lòng của khách hàng, …để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị có thể linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức cung cấp thông tin: Hoặc là bằng miệng, hoặc là bằng các Báo cáo giấy (phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý DN).

41

Những thông tin này sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh, điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hệ thống báo cáo KTQT cung cấp thông tin về thành quả hoạt động của DN lữ hành cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của DN. Nội dung hệ thống báo cáo KTQT cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và có thể so sánh được của các thông tin thành quả hoạt động giữa thực tế với dự toán, giữa kỳ này với kỳ trước, đáp ứng yêu cầu quản lý, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Các chỉ tiêu trong các báo cáo KTQT cung cấp thông tin về thành quả hoạt động cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp tại thời điểm đánh giá thành quả.

42

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng khi tổng quan tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nhằm thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đo, xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài.

Đồng thời, thu thập các dữ liệu thứ thấp để có được thông tin về đặc điểm của các DN lữ hành, kết quả hoạt động của các DN du lịch nói chung, DN lữ hành Việt nam nói riêng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.2.1. Xây dựng quy trình nghiên cứu

* Lựa chọn đối tượng khảo sát:

Xuất phát từ tên đề tài nghiên cứu là “Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong các DN du lịch lữ hành Việt nam trong bối cảnh CMCN 4.0” nên đối tượng được lựa chọn để điều tra, khảo sát là các DN đang hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tại Việt nam.

* Lựa chọn mẫu:

Theo Tabachnick và Fidell (1996) kích thước mẫu để đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu phải dựa trên phương trình:

N >= 50 + 8*m,

Với m là số biến độc lập. Vì vậy, trong trường hợp nghiên cứu này, kích thước mẫu của đề tài nghiên cứu cần phải là N >= 50 + 8*6 = 98 DN. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy, chính xác cho nghiên cứu và dự phòng phải loại bỏ những phiếu không hợp lệ, do đó tác giả đã gửi phiếu điều tra đến gần 200 DN.

* Phương pháp thực hiện:

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu dự kiến sự ảnh hưởng của các yếu tố (các biến độc lập) đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động trong DN lữ hành (biến phụ thuộc) đã nêu ở trên để thiết kế phiếu điều tra. Bảng câu hỏi được thiết kế như sau: Đầu tiên là nêu lý do thực hiện xin ý kiến vào Phiếu điều tra này và cam kết thông tin về đơn vị khảo sát sẽ được bảo mật; Tiếp đến là Phần I: “Thực trạng vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành”; Phần II: “Vận dụng BSC đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành”; Phần III “Thông tin cơ bản về người điền phiếu và DN” (Phụ lục số 01).

Điều tra được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên bằng cách dựa vào danh sách các DN lữ hành đang hoạt động để chọn ra các DN điều tra. Tuy nhiên, bước đầu tác giả chỉ chọn một số DN để điều tra sơ bộ, nhằm mục đích phát hiện sai sót hay những câu hỏi chưa rõ nghĩa, gây khó khăn cho người được hỏi. Sau đó, tác giả chỉnh sửa lại câu hỏi trên Phiếu điều tra trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Sau khi đã

43

chọn được các DN khảo sát, tác giả tiến hành gửi link Phiếu điều tra qua email đến các DN này. Trong đó, đặc biệt ưu tiên gửi Phiếu điều tra đến Giám đốc/Phó giám đốc tài chính, Kế toán trưởng hoặc người trực tiếp thực hiện KTQT của DN (nếu có). Cuối cùng là thu nhận, phân loại các Phiếu điều tra sử dụng được và không sử dụng được để làm cơ sở cho việc xử lý dữ liệu ở bước tiếp theo.

* Công cụ nghiên cứu:

Để kiểm định các giả thuyết cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (biến độc lập) đến việc vận dụng BSC trong các DN lữ hành (biến phụ thuộc), tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu. Các kỹ thuật thống kê, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đã được sử dụng để đi đến kết luận:

44

Dưới đây là sơ đồ tổng hợp quy trình nghiên cứu:

l

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

2.2.2. Độ tin cậy và tính hợp lệ của các công cụ

- Khi thu thập các dữ liệu trong các hình thức trả lời câu hỏi, ưu tiên đã được trao cho các chuyên gia tài chính cao cấp như người kiểm soát tài chính, kế toán trưởng, kế

Thu thập thông tin

Xây dựng Phiếu điều tra

Khảo sát sơ bộ

Khảo sát chính thức

Tổng hợp dữ liệu

Nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan, tìm kiếm mô hình nghiên cứu

Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Điều tra thử để phát hiện những câu hỏi chưa rõ nghĩa, không giải quyết được câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Gửi phiếu điều tra tới các DN, cố gắng đạt 98 mẫu hợp lệ

Loại bỏ Phiếu điều tra không hợp lệ; Tổng hợp dữ liệu thu được đưa vào SPSS 20.0; tiến hành làm sạch dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá

45

toán trực tiếp thực hiện công việc KTQT (nếu có).

- Cấp cao hơn như Giám đốc điều hành, Giám đốc, Tổng Giám đốc (nhà quản lý cấp cao) đã được lựa chọn để có được câu trả lời cho mức độ nhận thức về thực hành KTQT.

- Hơn nữa, thông qua các cuộc phỏng vấn mở với người trả lời được lựa chọn sẽ tăng độ tin cậy của dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát với phiếu điều tra.

Độ tin cậy của dữ liệu đã được thử nghiệm với chỉ số Cronbach Alpha bằng cách sử dụng các phần mềm SPSS 20.0. Thử nghiệm đã được thực hiện cho tất cả các biến, có thể được xác định như sáu biến độc lập và một biến phụ thuộc. Kết quả kiểm tra cho tất cả sáu biến sẽ được đưa ra trong bảng kết quả dưới đây.

2.2.3. Kết quả xử lý dữ liệu điều tra thực tế bằng phần mềm SPSS 20.0

Mục tiêu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 là để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành Việt nam.

2.2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s Alpha

Sau khi tiến hành khảo sát và thu thập được 157 phiếu hợp lệ. Thực hiện việc làm sạch dữ liệu và kiểm định sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn chấp nhận các biến:

+ Những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0.3 trở lên.

+ Các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.7 trở lên; giá trị dao động trong đoạn từ [0,1].

- Giải thích một số ký hiệu và ý nghĩa:

+ Cronbach's Alpha: Hệ số Cronbach's Alpha + N of Items: Số lượng biến quan sát

+ Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến + Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu loại biến + Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến tổng

+ Cronbach's Alpha if Item Deleted: Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho tất cả các biến trong mô hình cho thấy: Tất cả các thang đo của các biến trong mô hình đều có hệ số tương quan tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha >0.7

nên thang đo đạt tiêu chuẩn thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độtincậy của

thang đo. Do đó, có thể sử dụng mô hình trên và bản khảo sát đã lập để tiến hành khảo sát và nghiên cứu chính thức.

46

2.2.3.2. Làm sạch dữ liệu trong nghiên cứu chính thức

Sau khi khảo sát và thu thập được 157 Phiếu mẫu hợp lệ. Tiến hành đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 và thực hiện việc làm sạch dữ liệu. Việc làm sạch dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0 được thực hiện cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả của quá trình làm sạch dữ liệu được thể hiện trong các Bảng từ 2.1 đến 2.7 (tương ứng từ Phụ lục số 2 đến phụ lục số 6) cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc.

Nhận xét chung:

Tất cả các biến quan sát của biến độc lập và biến phụ thuộc đều phù hợp. Các thống kê đều cho ra giá trị hợp lệ, cụ thể:

+ Valid = 157: Số quan sát hợp lệ + Missing = 0: Số quan sát bị lỗi

+ Minimum ≥ 1: Giá trị tối thiểu của biến quan sát + Maximum ≤ 5: Giá trịtối đa của biến quan sát

 Như vậy, dữ liệu đã được làm sạch.

2.2.3.3 Phân tích thống kê mô tả

a. Phân tích thống kê mô tả cho các biến độc lập

Mục đích: Mô tả đặc điểm của các biến trong mẫu khảo sát. Cách thức tiến hành: Thực hiện cho từng biến độc lập.

* Đối với biến “Quy mô doanh nghiệp”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “QM” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả cho biến “QM”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn QM1 157 1 5 3.20 1.213 QM2 157 1 5 3.20 1.042 QM3 157 1 5 3.25 1.107 QM4 157 1 5 2.99 1.121 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con thể hiện các khía cạnh quy mô của DN đều xuất hiện giá trị thấp nhất (1- Không ảnh hưởng) và giá trị lớn nhất (5 - ảnh hưởng rất nhiều), tức là vẫn tồn tại rất nhiều các quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa quy mô DN với việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Có những người thì cho rằng quy mô có ảnh hưởng mạnh mẽ, quyết định đến việc sử dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động và ngược lại. Bên cạnh đó, giá trị Mean đạt mức khá cao (thấp nhất là 2,99) cho thấy phần đông người khảo sát cho rằng

47

quy mô DN càng lớn, sự phức tạp trong quản lý một lượng nhân sự lớn, doanh thu lớn, nguồn vốn lớn và số lượng các chương trình tour nhiều thì việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động càng cao.

* Đối với biến “Chiến lược kinh doanh”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “CL” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả cho biến “Chiến lược kinh doanh”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CL1 157 1 5 2.96 1.085 CL2 157 1 5 3.78 1.164 CL3 157 1 5 3.43 1.002 CL4 157 1 5 3.02 1.135 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con mô tả các loại chiến lược kinh doanh khác nhau của DN đều xuất hiện giá trị thấp nhất (1- Không ảnh hưởng) và giá trị lớn nhất (5 - ảnh hưởng rất nhiều), tức là vẫn tồn tại rất nhiều các quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Tuy nhiên, giá trị Mean khá cao (dao động từ 2,96 đến 3,78) cho thấy phần lớn những người được khảo sát cho rằng có mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động, đặc biệt là chiến lược giới thiệu sản phẩm mới và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

* Đối với biến “Tính dễ sử dụng của BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “DSD” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả cho biến “Tính dễ sử dụng của BSC”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn DSD1 157 1 4 3.11 .656 DSD2 157 1 4 3.03 .865 DSD3 157 1 4 2.76 .941 DSD4 157 1 4 3.05 .758 DSD5 157 1 4 3.01 .967 DSD6 157 1 4 3.17 .815 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

48

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy giá trị thấp nhất “1” đều tồn tại ở tất cả các biến con của biến “DSD” – tức là vẫn có người khảo sát cho rằng: Tính dễ sử dụng của BSC không liên quan gì đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Gía trị cao nhất xuất hiện ở tất cả các biến con chỉ là “4”, có nghĩa là họ xác định có ảnh hưởng giữa yếu tố dễ sử dụng của BSC đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Giá trị Mean dao động từ 2,76 đến 3,11 thể hiện người khảo sát vẫn còn đang lưỡng lự trước mối quan hệ này.

* Đối với biến “Chi phí vận hành BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “CP” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả cho biến “Chi phí vận hành BSC”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CP1 157 1 3 2.51 .526 CP2 157 1 3 2.64 .496 CP3 157 1 3 2.59 .518 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Bảng kết quả cho thấy, giá trị “1 – Không ảnh hưởng” xuất hiện ở tất cả các biến con và giá trị lớn nhất được lựa chọn chỉ là “3 – Trung bình” và giá trị Mean dao đôngh từ 2,51 đến 2,64. Những con số này cho thấy phần lớn những người khảo sát cho rằng Chi phí vận hành BSC ít ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành Việt nam.

* Đối với biến “Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “NT” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả cho biến “NT”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn NT1 157 1 4 2.50 .829 NT2 157 1 4 2.86 .916 NT3 157 1 4 2.56 .787 NT4 157 1 4 2.86 .888 NT5 157 1 4 2.92 .776 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

49

Bảng kết quả cho thấy, giá trị “1 – Không ảnh hưởng” xuất hiện ở tất cả các biến con và giá trị lớn nhất được lựa chọn đạt mức “4- Ảnh hưởng nhiều”, giá trị Mean dao động từ 2,5 đến 2,92 tương đương với các mức độ ảnh hưởng ít và ảnh hưởng trung bình. Kết quả này cho thấy tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa biến “CL” với “VD”, đã có những người điền phiếu cho rằng “CL” ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động của DN lữ hành Việt nam, nhưng cũng vẫn còn tồn tại những quan điểm cho rằng chúng không có mối quan

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)