Lời dẫn thoại sử dụng từ láy

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 32)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Nhà văn Tơ Hồi lại là một người có khả năng sử dụng ngơn ngữ linh hoạt và sáng tạo nên ông đã rất thành công trong việc vận dụng tiếng Việt vào tác phẩm của mình. Trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử dụng ngôn ngữ rất thành công đặc biệt là từ láy.

Từ láy là lớp từ có khả năng gợi hình, biểu cảm rất lớn. Ở lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc thì từ láy đã được tác giả sử dụng khá nhiều nhằm làm

cho người đọc có thể hình dung cụ thể về cá tính, nội tâm của nhân vật, nội dung biểu cảm của phát ngôn.

VD1: Mát thở dài đăm đăm:

- Chuyện buồn quá! Thế con thần quái đại bàng bay đi đâu?

(Mường Giơn. 17. tr. 110) VD2: Ông Tạo On thở dài, ngẩn ngơ:

- Chết ai chưa biết, chỉ chết tôi,ông Mờng ơi!

VD3: A Phủ lâm râm đến giữa nhà, khấn vào bàn thờ cúng ma một lát rồi quay

sang bên bếp, đứng trước nén hương và lá cờ, A Phủ cúi đầu thề:

- Tơi là Vừ A Phủ, tơi đã trình ma em tơi là Vừ A Châu, tơi thề suốt đời làm

anh em với nó, ăn ở với nhau tốt mãi, bao giờ được độc lập cũng thế, không bao giờ tơi hai lịng đi bao Tây hại nó, nếu làm sai lời thì trời làm chết vợ chồng, chết hết giống nhà tôi.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 224) Trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi chủ yếu sử dụng những từ láy đơi có tính biểu cảm và gợi tả rất cao: thì thào, đăm đăm, bềnh bệch, mang máng, lom khom, ha hả, gật gật, vanh vách, đùng đùng, ràn rụa...

Khảo sát từ láy trong ba truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ, ta có bảng sau:

Bảng 4

Tên truyện Cứu đất cứu mường Mường Giơn Vợ chồng A Phủ

Từ láy Thánh thót, sừng sững, ngẩn ngơ, lẽo đẽo, hấp tấp, rục rịch, mờ mịt, mải miết, lập cập, chệu chạo, quờ quạng, luống cuống, lẳng lặng, loả toả, hốc hác, thơ thẩn… rũ rượi, nghiêng ngả, gật gật, lẳng lặng, lúi húi, thấp thoáng, đăm đăm, tần ngần, ngật ngưỡng, chênh vênh, lập cập, quệnh quạng, lom khom, lảm nhảm, lẳng lặng, xô xát, chầu hẫu, ngơ ngác, than thở, lác đác, ngờ ngợ, tất tưởi, lao

rười rượi, hồi hộp, lùi lũi, bần bật, mờ mờ, trăng trắng, phơi phới, thổn thức, bồi hồi, bàng hồng, chếnh chống, loang lổ, lầm rầm, tấp tểnh, trõng trõng, lấp lánh, rón rén, tơi tả, ngơ ngác, hấp tấp, nhồm

đảo, liên miên, hầm hầm, thở thở, nói nói, phập phèo, vêu vao, lúng túng, nhợt nhạt, long lanh, xúng xính, đủng đỉnh, sừng sững, lù đù, hối hải, ngơ ngác, phều phào, lè nhè, lốm đốm…

nhồm, chếnh chống, lẩm bẩm...

Nhận xét: Trong ba truyện ngắn này, Tơ Hồi đã sử dụng một lượng từ láy rất lớn. Số lượng từ láy nhiều nhất là Mường Giơn, thứ hai là Vợ chồng A Phủ và Cứu đất cứu mường có ít từ láy nhất.

Tơ Hồi đã rất thành công khi sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình để khắc họa ngoại hình, tính cách của nhân vật hoặc miêu tả khung cảnh nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Trong Truyện Tây Bắc, ông đã sử

dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình như: oang oang, ha hả, gật gật, ngẩn ngơ, hốc hác, hầm hầm, sừng sững, bần bật, loang lổ...

VD1: Cả hai người lính như hóa rồ, cùng kêu oang oang như thế. Ính hốt

hoảng nói:

- Anh Bân, Ính đây mà, người một làng đây mà.

(Mường Giơn. 17. tr. 124) VD2: Bân cười hả hả, gật gật, rồi ưỡn ngực, vắt tay lên mang tai chào:

- Chào em Ính, tơi khơng dám hiếp cơ đâu. Tơi xin gửi lời hỏi thăm người già ở nhà có được mạnh khỏe. Bây giờ thằng Bân làm quan rồi, hôm nay quan về xử cái kiện.

(Mường Giơn. 17. tr. 124)

VD3: Tới dầu dốc, sắp vào vệt rừng thưa, bỗng A Phủ che ngang tay lên trán,

đăm đăm nhìn rồi nói:

- Con chó đẻ ra thằng Tây! Nó lên cướp Tết của ta kìa, đơng lắm.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 229)

Những từ láy được sử dụng trong Truyện Tây Bắc đã chứng tỏ tài năng ngôn ngữ của Tơ Hồi. Trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử dụng từ láy rất hay và sáng tạo đem lại giá trị gợi hình biểu cảm cao cho tác phẩm.

Qua việc khảo sát đặc điểm sử dụng từ ngữ lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi, chúng tơi nhận thấy từ ngữ mà Tơ Hồi sử dụng trong tác

phẩm là vơ cùng phong phú và đa dạng. Ơng đã sử dụng rất thành công những lời dẫn thoại có chứa động từ chỉ sự nói năng, động từ chỉ mệnh lệnh, những động từ khác… và những câu sử dụng từ láy tượng thanh, tượng hình, khiến cho câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc nhưng vẫn đảm bảo chức năng như dẫn dắt, báo hiệu trước sự xuất hiện và tồn tại của các lời thoại nhân vật, bộc lộ tâm trạng, tư tưởng, tình cảm đặc biệt là cách thức nói năng của nhân vật. Tơ Hồi cịn sử dụng rất nhiều từ địa phương, qua đó thể hiện rõ nét sắc thái phát ngôn của nhân vật. Đồng thời, qua những từ địa phương đậm đà tình cảm của tác giả, chúng tơi cịn thấy được sự yêu mến thiết tha, thái độ nâng niu trân trọng đối với những phong tục tập quán, cuộc sống của những người dân miền núi Tây Bắc: múa xịe, đánh pao, chơi quay, chơi tết... Có thể nhận xét rằng: Việc sử dụng từ ngữ rất hay, rất đa dạng, phong phú đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)