2.2.3.1. Lời dẫn thoại sử dụng kết cấu so sánh
Để làm cho lời văn thêm mềm mại, sinh động và hấp dẫn, ngoài kết cấu chung của câu văn thì Tơ Hồi cịn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác. Một trong những biện pháp nghệ thuật đó chính là sử dụng kết cấu so sánh. Ở lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc tác giả đã sử dụng rất thành công kiểu
câu so sánh để làm tăng thêm tính sinh động, hấp dẫn cho hành động, cách nói năng của nhân vật. Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự vật.
Trong Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, tác
giả đã đưa ra cách hiểu so sánh như sau: So sánh là phương tiện diễn đạt tu từ
khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ, trong nhận thức của người đọc người nghe. (9. tr. 189)
So sánh có hai loại là so sánh tương đồng và so sánh tương phản. Trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi chủ yếu sử dụng kiểu so sánh tương đồng với kết cấu A như B để làm nổi bật những nét giống nhau của đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
VD1: Cả hai người lính như hóa rồ, cùng kêu oang oang như thế. Ính hốt hoảng nói:
- Anh Bân, Ính đây mà, người một làng đây mà.
(Mường Giơn. 17. tr. 124)
VD2: Nhưng cũng như chuyến đi phu Mèo năm trước, ông Mờng về long lanh
mắt, giơ tay, nói to:
- Con ơi! Thằng Tây không làm nổi cái đồn Lạn Phạ, thằng Tây phải chạy hết về rồi.
VD3: Ra đến cửa rừng, đột nhiên tiếng người oang vào vách núi, râm ran như
tiếng loa rao:
- Bộ đội về rồi.
(Mường Giơn. tr. 190)
VD4: Trong lúc sợ A Phủ lại cũng nghĩ bọn Tây cũng có thể giống những
“người khách” bán muối, vải, kim chỉ xưa nay làm buôn bán ở ngoài cửa Vạn, bèn hỏi:
- Mày về đây mua lợn của tao à?
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 218) Nhà văn Tơ Hồi đã sử dụng những hình ảnh so sánh quen thuộc có giá trị gợi hình cao như: hốc hác như cái cây cháy, lào xào như gió trong bụi lau,
như tiếng loa rao, im lặng như chết... để tác động mạnh mẽ vào trí tưởng tượng
của người đọc khiến cho người đọc hình dung cụ thể và rõ nét về đối tượng sự vật tham gia hội thoại, khắc sâu hình ảnh đó vào tâm trí của người đọc.
Đồng thời, việc sử dụng kết cấu so sánh còn giúp cho câu văn thêm giàu hình ảnh, cụ thể hơn, sinh động hơn, có giá trị biểu thái, biểu cảm cao hơn. Từ đó biểu hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tơ Hồi.