Tơ Hồi là người viết rất nhiều và rất hay và về phong cảnh và cuộc sống của người dân miền núi rừng Tây Bắc. Ông viết về cảnh và người Tây Bắc với một sự miêu tả, quan sát rất say sưa, tinh vi, tinh tế và một sự cảm nhận sâu sắc. Qua đó, ơng thể hiện tình cảm, cảm xúc sâu nặng của mình đối
với đất và người miền núi Tây Bắc. Trong tập Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử
dụng lời dẫn thoại để bộc lộc nhiều sắc thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Tình thái được hiểu là sự thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với đối tượng được nói đến. Lời nói tức là sự biểu hiện thái độ của người nói, cịn lời kể, lời tả là sự biểu hiện thái độ của người kể, người dẫn truyện từ góc nhìn, thị hiếu, cá tính, năng lực sáng tạo... Tơ Hồi đã gửi gắm rất nhiều tình cảm của mình với người dân các dân tộc thiểu số vào Truyện Tây Bắc.
Trong lời dẫn thoại ở tập truyện này, Tơ Hồi đã thể hiện tài năng kết hợp miêu tả với bộc lộ tình cảm, thái độ của nhân vật một cách rõ nét nhất.
VD1: Cả hai người lính như hóa rồ, cùng kêu oang oang như thế. Ính hốt
hoảng, nói:
- Anh Bân, Ính đây mà, người một làng đây mà.
(Cứu đất cứu mường. 17. tr. 124) VD2: Ông Tạo On thở dài, ngẩn ngơ:
- Chết ai chưa biết, chỉ chết tôi, ông Mờng ơi!
(Mường Giơn. 17. tr. 143) VD3: Mấy người kia khinh khỉnh nhìn A Phủ khơng nói. A Phủ lại hỏi:
- Mày ăn lợn của tao à?
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 217) VD4: A Phủ hét:
- Mê à? Đây khơng phải Hồng Ngài, đây là Phìn Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà.
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 231) VD5: Ơng Mờng thị đầu ra, rồi hốt hoảng:
- Lính tuần!
VD6: Sáng sớm, một người vợ lính hốt hoảng chạy xuống sòng bạc. Người
ấy ngơ ngác:
- Đêm qua Cai Bân, con ông Tạo On đốt kho thóc, rồi vào giết quan Bang. Lính ra đánh chết Cai Bân.
(Mường Giơn. 17. tr. 171)
Qua việc khảo sát các ví dụ, chúng tôi thấy rằng: Trong Truyện Tây Bắc, lời dẫn thoại đã bộc lộ tình thái ở nhiều phương diện trạng thái, cảm xúc
như: vui, buồn, căm giận, ngạc nhiên, lấp lửng, thẹn thùng, hốt hoảng, nghiêm trang, bịn rịn, lúng túng, ngơ ngác… Để thể hiện những trạng thái cảm xúc này, trong lời dẫn thoại tác giả thường sử dụng những từ thể hiện tâm trạng, tình cảm, cảm xúc như: tức, hầm hầm, hốt hoảng, lo lắng, ngơ ngác …Sau lời dẫn thoại, lời thoại của nhân vật thường có những trợ từ tình thái như: ơi, à, ư,
nhỉ, nhé, hả… Các từ tình thái trong Truyện Tây Bắc đã thể hiện rất rõ trạng
thái cảm xúc của nhân vật trong tình huống đó. Ví dụ: khi Ính gặp Bân và tên lính đang kêu oang oang như hóa rồ thì cơ vơ cùng hốt hoảng. Ơng Tạo On thì thở dài vì sợ sệt, lo lắng cho số phận của mình khi bị dân làng khinh bỉ và quan Tây dọa nạt. A Phủ thì vơ cùng ngạc nhiên khi thấy bọn lính bắt lợn của mình. Trước thái độ lo lắng, sợ sệt của Mỵ , A Phủ giận dữ nên hét lên: Mê à? Những từ tình thái từ trong Truyện Tây Bắc được dùng với những mục đích khác nhau: mục đích hướng đến, yêu cầu người nghe trả lời, thể hiện những tình cảm của mình đối với người nghe, hay thăm dò tình cảm, suy nghĩ, thái độ của người nghe.
Có thể nói rằng, trong lời dẫn thoại ở Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã rất
thành cơng trong việc sử dụng từ tình thái để thể hiện trạng thái tình cảm, cảm xúc đa dạng phong phú của nhân vật. Có lúc buồn, có lúc vui, lúc lo lắng, hốt hoảng, lúc lại thản nhiên, có lúc căm giận, lúc lại thương xót...
- Mày về lạy chào tao để mà đi chết đấy à?
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 200) VD2: Bân cười gật gật:
- Tôi bây giờ gãy tay không cầm được cày, thì tơi cũng là đàn bà. Cơ biết đi cày, cô làm đàn ông, ta lấy nhau rồi vợ chồng ta đi xin làng cho phần ruộng, cô ạ.
(Mường Giơn. 17. tr.148) VD3: Cả hai người lính như hóa rồ, cùng kêu oang oang như thế. Ính hốt
hoảng nói:
- Anh Bân, Ính đây mà, người một làng đây mà.
(Mường Giơn. 17. tr.124) VD4: A Phủ trả lời tự nhiên:
- Cho tôi khẩu súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ nay to lắm.
(Vợ chồng A Phủ. 17.tr. 211)
VD5: Ính gặp. Khơng anh nào ngẩng mặt lên nhìn Ính. Đột nhiên, Ính căm giận hai đứa khơng nên người ấy, Ính gọi:
- Anh rể ơi, đứng lại em hỏi nào.
(Mường Giơn. 17. tr.129) VD6: Ông Mờng nghe, thở dài:
- Khổ thân thằng Bân!
(Mường Giơn. 17. tr.118)
Nói tóm lại, với việc sử dụng các từ tình thái ở cả lời dẫn thoại và lời thoại trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã thể hiện được những sắc thái tình
cảm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Qua đó, tác giả đã khắc họa được những nét tính cách rất đa dạng và phong phú của nhân vật, khiến cho các
nhân vật mang những nét cá tính rất riêng, khơng trùng lặp với bất ai. Điều đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.