Vai trị thứ hai của lời dẫn thoại chính là liên kết câu thoại hay đoạn thoại với phần văn bản phía trước và sau nó. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với diễn biến của câu chuyện, khiến cho câu chuyện không bị ngắt quãng bởi các đoạn thoại mà luôn diễn ra một cách tự nhiên, liền mạch.
Khái niệm liên kết: Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, liên kết là
kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ. (19.tr. 701)
Liên kết trong văn bản được hiểu là mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong văn bản với nhau và mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản.
Các truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ đều là những câu chuyện xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài với rất nhiều sự kiện xảy ra nên liên kết có một vai trị vơ cùng quan trọng. Ở lời dẫn
thoại, Tơ Hồi đã rất khéo léo tận dụng vai trò của liên kết câu trong văn bản để tạo sự tự nhiên, liền mạch cho các câu chuyện.
Các truyện ngắn trên đều được kể theo trình tự thời gian tức là việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau. Lối kể chuyện theo trình tự thời gian cùng với những lời dẫn thoại đã giúp cho các sự kiện được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất mang lại giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Nhưng trong Truyện Tây Bắc cịn có thêm thời gian hồi tưởng. Trong Vợ chồng A Phủ, đó là khi Mỵ nhớ lại quá khứ tươi đẹp, trẻ trung của mình. Hay là khoảng thời gian Mỵ nhớ lại câu chuyện người ta vẫn nói: ở nhà này đã có người bị chồng trói tới chết. Trong Cứu đất cứu mường, đó là
khoảng hồi ức buồn đau của Nhẫn về người mẹ.... Trong thời gian hồi tưởng này, liên kết càng góp vai trị quan trọng hơn để giữ được sự liền mạch, liên tiếp, tự nhiên của các sự kiện trong truyện.
Diễn biến các sự kiện của câu chuyện được liên kết theo mối quan hệ nhân - quả: việc xảy ra trước tạo điều kiện, dẫn dắt đến việc thứ 2:
VD: Đột nhiên Ính căm giận hai đứa khơng nên người ấy, Ính gọi:
- Anh rể ơi, đứng lại em hỏi nào.
Rồi Ính nhiếc:
- Em tưởng anh đi lính cho Tây để giữ của, giữ người cho làng, mà sao anh để Tây vào làng lấy của, lấy người khổ hại thế này?
Hai người lùi lũi đi, không thấy trả lời sao.
(Cứu đất cứu mường. 17. tr 129)
Trong ví dụ trên, các câu được liên kết với nhau theo mối quan hệ nhân quả. Đầu tiên, Ính gọi Bân và yêu cầu anh rể đứng lại cho mình hỏi chuyện. Sau đó, Ính nhiếc Bân đi lính mà khơng làm được việc tốt cho dân bản mà để cho lính Tây cướp bóc, làm hại dân bản. Cuối cùng là hai người lùi lũi bước đi chứ không trả lời.
Khảo sát lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc ta thấy, khơng chỉ có
sự liên kết giữa những diễn biến của sự kiện với nhau mà các ý của câu cũng có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Các ý trong lời dẫn thoại cũng được liên kết với nhau tạo ra chuỗi hành động:
VD: Bà Ảng lại nhìn người nhà Châu Đồn. Thật rõ là cái cằm bạnh của
bố con nhà châu Né. Bà Ảng ngọt ngào:
- Nhà tao là nhà quan châu Né ở Mường Cơi, mày khơng biết à?
Châu Đồn Vàng giật mình, rồi trau mặt, quắc mắt:
- Con ma già này hóa rồ à?
Bà Ảng lại nói:
- Mày là cai khố đỏ Cầm Vàng, con châu Né bây giờ làm quan châu đoàn chứ ai? Mày cướp được con gái tao thì mày quên tao rồi.
Châu đoàn Vàng cười nhạt:
- Con già Mường này rồ thật!
(Cứu đất cứu mường. 17. tr. 93)
Các ý trong lời dẫn thoại trước liên quan với các ý trong lời dẫn thoại sau đã tạo nên chuỗi hành động liên tiếp giữa bà Ảng và người Châu Đoàn khiến lời dẫn thoại cứ tiếp biến, kéo dài mãi theo thời gian.
Nói tóm lại trong lời dẫn thoại, liên kết có vai trị rất quan trọng. Nó khiến cho lời thoại của nhân vật liên kết chặt chẽ với văn bản, tạo thành một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.