Trong tác phẩm văn học nào lời dẫn thoại cũng được sử dụng rất hữu ích. Trước tiên lời dẫn thoại được sử dụng để miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật. Việc sử dụng lời dẫn thoại để miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật đã thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ để khắc họa nhân vật của Tơ Hồi. Qua những cử chỉ hành động của nhân vật: sầm
mặt, quắc mắt, trừng mắt, nước mắt ràn rụa, cười nhạt, gật đầu, lắc đầu, cau mặt, cười gật gật, trợn mắt, chặc lưỡi, chép miệng… người đọc có thể cảm nhận được một phần tâm tư, tình cảm và tính cách của nhân vật.
Tơ Hồi thường sử dụng những động từ hoặc tính từ kết hợp với những từ ngữ chỉ bộ phận của con người như đầu, mặt, mắt để miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật, qua đó bộc lộ rõ hơn sắc thái tình cảm của hành động đó. VD1: Ơng Tạo On lắc đầu:
- Người ta có rừng sâu, có núi đá, ta ở ruộng. Tây đuổi thì vào núp trong cái bụi cây bằng bàn tay ở chân núi kia thì chỉ biết chết thơi chứ còn chạy đi đâu.
(Mường Giơn. 17. tr. 131) VD2: Bân chặc lưỡi chửi:
- Cái thằng chết toi, tao thù nó lắm. Nhưng mà nó giết được mình, mình khơng giết được nó,làm thế nào?
(Mường Giơn. 17. tr. 152) VD3: Châu Đồn Vàng giật mình, rồi trau mặt, quắc mắt:
- Con ma già này nói rồ à?
VD4: Ính quay lại cười to:
- Chuyện “trời thấp, trời cao” thế nào anh Sạ kể đi.
(Mường Giơn. 17. tr. 105)
Trong những lời dẫn thoại trên, mặc dù tác giả không sử dụng các động từ chỉ sự nói năng hay mệnh lệnh nhưng những lời dẫn thoại ấy vẫn đóng vai trị dẫn dắt, báo hiệu sự xuất hiện các phát ngôn của nhân vật khiến các phát ngôn này không xuất hiện đột ngột và có sự liên kết chặt chẽ với phần văn bản đi trước và sau nó.