Khơng chỉ có biệt tài trong việc sử dụng từ ngữ, Tơ Hồi cịn rất tài năng trong việc sử dụng câu. Ông đã kết hợp các kiểu câu khác nhau để tạo nên những truyện ngắn thật mềm mại, uyển chuyển, giàu âm thanh và hình ảnh.
Truyện Tây Bắc là một thành cơng của Tơ Hồi khơng chỉ về mặt nội dung tư
tưởng mà cịn về hình thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố nghệ thuật đó chính là việc sử dụng câu. Lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi đã
sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau như: câu đơn, câu ghép và kiểu câu mở rộng thành phần nhưng chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hai kiểu câu chủ yếu là câu đơn và câu ghép.
Khảo sát câu đơn và câu ghép trong lời dẫn thoại ở tập Truyện Tây Bắc, chúng tơi có bảng số liệu như sau:
Bảng 5
Tên truyện Tổng số LDT Câu đơn % Câu ghép %
CĐCM 17 15 88,2 2 11,8
MG 187 161 86,1 26 13,9
VCAP 63 51 81 12 19
Tổng 267 227 85 40 15
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi sử dụng rất nhiều câu đơn. Cả tập truyện có 227 câu đơn
chiếm 85% tổng số lời dẫn thoại, còn câu ghép chỉ chiếm 15 % với 40 câu. Cụ thể trong từng truyện, tỉ lệ giữa câu đơn và câu ghép cũng không giống nhau.
Cứu đất cứu mường có 15 câu đơn chiếm 88,2 % và 2 câu ghép, chiếm 11,8%
(câu đơn cao gấp 7,5 lần câu ghép). Ở truyện Mường Giơn, số câu đơn là 161
chiếm 86,1% và câu ghép là 26 chiếm 13,9% (tức là câu đơn gấp 7,5 lần câu ghép). Vợ chồng A Phủ có 51 câu đơn chiếm 81% và 12 câu ghép chiếm 15 % (câu đơn gấp 4,3 lần).