Trong bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào dù là văn thơ, bài nhạc, bức tranh thì tác giả cũng đều gửi gắm vào đó những suy tư, trăn trở của mình. Có thể là sự u mến, thương xót, đồng tình ủng hộ nhưng cũng có khi là sự căm ghét, phẫn uất, bất bình. Tất cả những điều đó được thể hiện một cách rõ nét qua ngôn ngữ miêu tả, dẫn dắt của tác giả và ngơn ngữ đối thoại của nhân vật. Như đã nói ở trên, Tơ Hồi là một nhà văn có biệt tài về sử dụng ngơn ngữ nên các tác phẩm của ông thường thể hiện rất rõ những nét riêng của ông, phong cách nghệ thuật của ông.
Truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến đi tám tháng vào vùng núi Tây
Bắc, tám tháng cùng ăn, cùng ở cùng làm việc, gắn bó của ơng với nhân dân Tây Bắc nên nó chất chứa rất nhiều tình cảm của ơng đối với cảnh, với phong tục sinh hoạt và với người dân Tây Bắc. Đọc truyện của ông, ta thấy ẩn sau mỗi câu chữ là những tình cảm cao đẹp mà ơng dành cho nhân vật.
Khi miêu tả cảnh núi rừng Tây Bắc, ông đã vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp nơi đây. Suối Nước Nóng chảy một dịng ven rừng, quanh năm bốc hơi ngùn ngụt, ám trắng cả hai bờ đá (Mường Giơn. tr.107). Hay miêu tả cảnh nhân dân Tây Bắc bước vào dịp ăn tết trong Vợ chồng A Phủ: Hồng Ngài năm
ấy Tết đến giữa lúc gió rét thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất giữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như những con bướm rực rỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở ra trắng lại
chuyển sang màu đỏ hau, đỏ thậm rồi chuyển sang màu tím man mát. Đám trẻ đợi tết chơi quay, cười ầm trên sân đất trước nhà.
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 201) Khi miêu tả cảnh núi rừng và phong tục sinh hoạt của người dân miền núi Tơ Hồi đã thể hiện sự am tường sâu sắc và con mắt quan sát tinh tường, tỉ mỉ của mình.
Qua việc miêu tả cách sống, cách nói năng, hành động, cử chỉ của nhân vật, tác giả đã thể hiện rõ tình cảm, tư tưởng, thái độ của mình đối với người dân miền núi Tây Bắc. Đối với bọn phong kiến chúa đất, Việt gian bán nước hại dân thì Tơ Hồi miêu tả chúng với những tính cách xấu xa, nham hiểm, man rợ… Từ ngữ của chúng là những từ ngữ rất ngang ngược:
VD: Nhưng liền đấy lại nghe tiếng quát:
- Thằng oắt Thổ sắp chết này, cút nốt đi.
(Mường Giơn. 17. tr. 126)
Với người phụ nữ, Tơ Hồi dành cho họ những tình cảm thương yêu nhất. Mỵ là người con gái mạnh mẽ, kiên cường, dứt khoát, lời lẽ của Mỵ là lời lẽ rất cứng cỏi:
VD: Ơng chưa biết nói thế nào thì Mỵ bảo bố rằng:
- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con đi làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr.199) Khi nói về Ính, trước hết Tơ Hồi đã để cho Ính thể hiện mình là một thiếu nữ miền núi Tây Bắc trong sáng và thuần khiết với ngôn ngữ trong trẻo, ngây thơ. Khi nghe Sạ nói đùa, Ính thật thà:
- Tội nghiệp, các quan mường làm khổ người ở góa khơng có thóc ăn. Sao khơng ai đi kiện quan mường?
Sau đó, khi nói về Ính là người thiếu nữ của núi rừng với sự hăng hái, nhiệt tình và quyết tâm thì Tơ Hồi dùng những câu văn tường thuật diễn biến tâm lý rất hay. Khi Ính mang bừa đi bừa bị hai mụ vợ lính chỉ trỏ cười thì Ính đã phản ứng như sau:
Ính nghĩ tức đầy máu: Những quân thèm thịt, thèm mỡ chỉ biết lên đồn nằm ngửa xin ăn. Nhưng Ính lại dẹp cơn giận được, Ính vẫn vác cày ra đi không quay lại, cũng không chửi lại.
(Mường Giơn. 17. tr. 147)
Trong Truyện Tây Bắc, ta thấy đằng sau mỗi câu, mỗi chữ tác giả đều thể hiện những suy nghĩ, tấm lòng của mình, sự cảm thơng nâng niu và trân trọng của mình với các nhân vật Tơ Hồi đã thể hiện rất rõ tấm lòng trung thành của người dân miền núi với Đảng và với Cách mạng. Ông đã miêu tả rất thành công các chặng đường tâm lý của nhân vật. Điều đó đã thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của ông: khắc họa tâm lý nhân vật một cách tinh vi và tinh tế.
Tiểu kết:
Qua việc tìm hiểu lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc, chúng tơi thấy
rằng lời dẫn thoại có vai trị vơ cùng quan trọng. Thứ nhất là dự báo sự xuất hiện lời thoại và xây dựng ngữ cảnh cuộc thoại khiến lời thoại xuất hiện không đột ngột mà gắn với chủ thể, một tình huống nhất định. Thứ hai, lời dẫn thoại có tác dụng liên kết lời thoại, đoạn thoại của nhân vật với phần văn bản trước và sau nó để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Thứ ba, lời dẫn thoại còn bộc lộ tình thái lời hội thoại, thể hiện nhiều sắc thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Và cuối cùng, lời dẫn thoại cịn góp phần khắc họa tâm lý, tính cách của tác giả. Nó khơng chỉ là thành phần quan trọng trong tập Truyện Tây Bắc mà là
trong tất cả các tác phẩm văn học. Nếu thiếu vắng lời dẫn thoại thì tác phẩm văn học sẽ mất đi rất nhiều giá trị.