Lời dẫn thoại miêu tả thái độ, cách thức nói năng của nhân vật

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 47)

Lại một lần nữa ta có thể khẳng định tài năng ngôn ngữ vô cùng độc đáo của Tơ Hồi. Trong lời dẫn thoại của Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử dụng rất nhiều từ ngữ miêu tả thái độ, cách thức nói năng của nhân vật: hốt hoảng nói, cười ha hả, xăm xăm chạy đến, thở dài đăm đăm, thở thở nói nói, vắt tay lên mang tai, lắp bắp, cương quyết, hầm hầm nhiếc, thật thà, nói với theo, vanh vách kể chuyện, rên rẩm hỏi...

VD1: A Phủ đứng ngay lên, tay vẫn cầm cái thìa gỗ đầy nước canh vừa múc,

chưa kịp húp, đổ lênh lang trên mặt đất. A Phủ gọi vợ, hốt hoảng. Rồi quay ngay vào hỏi người lạ:

- Có phải là cán bộ?

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 220) VD2: Ông Tạo On rên rẩm hỏi ông Mờng:

… Người ta trốn hết rồi… Nhà còn con gà to nào không ông?

(Mường Giơn.17. tr. 126)

Các nhân vật trong tác phẩm đều được tác giả miêu tả khắc họa rất rõ qua những câu văn miêu tả thái độ, cách thức nói năng.

Về thái độ, ông Mờng là một người nông dân miền núi lầm lũi nhưng gan góc bướng bỉnh. Với kẻ thù, bề ngồi ơng Mờng có vẻ sợ sệt nhưng bên

trong lại chứa chất lòng căm thù và tinh thần phản kháng. Khi nghe người Dao kể chuyện đại đội Kim Sơn, nhớ lại những ngày gian nan nhưng thảnh thơi, thái độ của ông rất cứng cỏi:

- Nếu có cán bộ giúp thì có chết cũng khơng sợ.

(Mường Giơn.17. tr. 137) Hay khi nghe A Châu nói muốn làm anh em, A Phủ mừng rỡ:

VD: A Phủ sung sướng quá: - Tên là cán bộ à?

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 223) Về cách thức nói năng, Ính và Mát là những người con gái trẻ trung, xinh đẹp của bản mường nên cách thức nói năng của họ rất thật thà, hồn nhiên và ngôn ngữ của họ rất trong sáng. Tác giả đã trực tiếp miêu tả, nhận xét về Ính.

VD: Ính thật thà:

- Tội nghiệp, các quan mường làm khổ người ở góa khơng có thóc ăn. Sao khơng ai đi kiện quan mường?

(Mường Giơn. 17. tr. 106)

Còn Sạ là một thanh niên nông dân luôn bị giằng xé bởi những suy nghĩ nội tâm. Có lúc Sạ cay cú cho thân phận ở rể của mình: bởi cái thân đi ở

rể, ăn cơm ngồi góc bếp, hút điếu thuốc phải hút vụng, dù vợ chồng tha thiết yêu nhau cũng phải tỏ vẻ xa cách như mặt trăng với mặt trời. Yêu tha thiết nhưng vẫn bị gị bó trong tục lệ phong kiến khắc nghiệt. Chính vì vậy hành vi nói năng của Sạ là hành vi của con người thích tự do, có chí vượt qua tất cả.

VD: Sạ cầm thuổng đào, Sạ nói vang vang:

Ở nhà thì người già buộc mồm ta khơng dám nói, ra đây cũng phải buộc mồm à?

A Phủ là một người con khỏe mạnh, ngang tàng và dũng cảm của bản làng. Sau khi bị bắt vào làm nơ lệ cho nhà thống lý thì A Phủ vẫn giữ nguyên được những phẩm chất đó.

VD: A Phủ trả lời tự nhiên:

- Cho tôi khẩu súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

Hay:

A Phủ cãi:

- Được con hổ ấy cịn nhiều tiền hơn con bị. Thế nào tơi cũng bắn được.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 214) Trong lời dẫn thoại ở Truyện Tây Bắc, tác giả đã kết hợp các từ ngữ

miêu tả: xăm xăm, hoảng hốt với các động từ khiến cho lời dẫn thoại trở nên uyển chuyển, linh hoạt và chứa đựng nhiều thông tin hơn.

VD1: Lạ quá, A Phủ xăm xăm chạy đến hỏi:

- Mày ăn lợn của tao à?

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 217) VD2: Ính nhẹ nhàng hỏi:

- Việc gì mà các thầy về khám làng sớm thế?

(Mường Giơn. 17. tr. 106)

Qua thái độ, cách thức nói năng, tâm trạng của nhân vật đã được khắc họa rõ nét nhất. Nhân vật bà Ảng trong Cứu đất cứu mường là nhân vật được

Tơ Hồi khắc họa tâm lý tính cách theo một q trình diễn biến tương đối dài. Tuy chưa phức tạp nhưng tâm lý của bà cũng có một q trình diễn biến phát triển mạnh mẽ: từ chỗ ngậm ngùi, cam chịu ở đầu truyện đến cuối truyện bà đã dám nổi dậy phản kháng. Hay chỉ trong một đoạn văn khi bọn lính đến cướp thóc, tâm lý bà Ảng đã được miêu tả với những diễn biến rất đa dạng: Đứng trước bọn lính, bà Ảng khơng biết nên gào, nên chửi, nên khóc thật to hay nên

như thế nào. Lòng căm thù đã đạt đến đỉnh cao nhưng bà Ảng đã dần dần trở lại

bình tĩnh. Và bà đã thách thức bọn lính:

- Nhà tao là nhà quan châu Né ở Mường Cơi, mày không biết à?

- Mày là cai khố đỏ Cầm Vàng, quan châu Né bây giờ làm quan châu đoàn chứ ai? Mày cướp được con gái tao thì mày quên tao rồi.

(Cứu đất cứu mường. tr. 94)

Truyện Tây Bắc đã gây được ấn tượng vô cùng mạnh mẽ ở người đọc

không chỉ nhờ sự miêu tả hay và đẹp về thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn nhờ sự miêu tả tài tình, tinh vi tinh tế quá trình tâm lý, hành động và thái độ của nhân vật. Cuộc đời của các nhân vật trong Truyện

Tây Bắc hầu hết đều trải qua một quá trình, một chặng đường từ đau khổ, xót

xa, hờn căm trước Cách mạng đến quãng đường nhiều niềm vui và hi vọng, khát khao về một cuộc sống có tình u và hạnh phúc sau Cách mạng. Họ đã làm một cuộc hành trình đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui như nhà thơ Chế Lan Viên đã nói.

Tiểu kết:

Qua việc khảo sát lời dẫn thoại trong ba truyện ngắn: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ, ta thấy tác giả đã sử dụng một số

lượng rất lớn lời dẫn thoại với sự đa dạng, phong phú về từ ngữ, các kiểu câu và muc đích sử dụng.

- Về mặt sử dụng từ ngữ: Từ ngữ Tơ Hồi sử dụng trong lời dẫn thoại hết sức phong phú và đa dạng. Cách lựa chọn từ ngữ của ông hết sức mới mẻ, sắc sảo và tinh vi. Những từ ngữ ông lựa chọn có thể đảm nhiệm được nhiều chức năng: dự báo sự xuất hiện của lời thoại, thể hiện trạng thái tâm lý, cách thức nói năng của nhân vật và cách sử dụng ngôn ngữ của ông.

- Về cách sử dụng câu trong lời dẫn thoại: Câu được tác giả sử dụng rất đa dạng và phong phú với sự đan xen linh hoạt giữa câu đơn và câu ghép.

Trong Truyện Tây Bắc, tác giả sử dụng chủ yếu là câu đơn với kết cấu chuỗi vị ngữ. Câu văn tương đối ngắn gọn, súc tích, phù hợp với lối suy nghĩ, diễn đạt của người dân miền núi.

- Về biện pháp tu từ: trong Truyện Tây Bắc, tác giả đã sử dụng rất

thành công biện pháp so sánh và đảo ngữ khiến câu văn thêm giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm.

- Về mục đích sử dụng: Lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc được sử

dụng với hai mục đích chủ yếu là miêu tả cử chỉ, hành động và miêu tả thái độ, cách thức nói năng, tâm lý của nhân vật. Qua đó bộc lộ rõ nét tài năng khắc họa tâm lý nhân vật của Tơ Hồi.

Dù có kết cấu như thế nào, đứng ở vị trí nào thì lời dẫn thoại vẫn ln ln đảm bảo chức năng nhiệm vụ của nó. Qua việc sử dụng lời dẫn thoại, Tơ Hoài đã thể hiện rõ nét tài năng nghệ thuật của mình.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)