Lời dẫn thoại sử dụng biện pháp đảo ngữ

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 41)

Không chỉ sử dụng biện pháp so sánh để làm tăng tính sinh động hấp dẫn và tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi còn

sử dụng biện pháp đảo ngữ làm cho câu văn có phần đặc biệt hơn và mới mẻ hơn.

Đảo ngữ là biện pháp vi phạm có chủ định chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố ngữ nghĩa, cảm xúc theo kết cấu thuận.

- Ơng làm quan bản ơng cúi mặt chịu vài cái đá, cái đánh thì cả họ Lị nhà ơng không phải đi phu mà, ơng nhục lắm. Ơng chết đi cho xong.

(Mường Giơn. 17. tr. 144) VD2: Mỵ tủm tỉm cười:

- Bây giờ khỏi sợ rồi. Mai em cũng đi.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr.232) Qua ví dụ trên, ta thấy trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi thường sử dụng kiểu kết cấu từ ngữ miêu tả + động từ chỉ sự nói năng hoặc mệnh lệnh như: hầm

hầm nhiếc, tủm tỉm cười, hấp tấp nói... để miêu tả hành động và cách thức nói

năng của nhân vật. Thơng thường, nếu lời dẫn thoại có các từ ngữ miêu tả thì nó phải đứng sau các động từ thể hiện sự nói năng nhưng Tơ Hồi lại sắp xếp theo trật tự ngược lại. Ông thường để cho các từ ngữ miêu tả này đứng trước để nhấn mạnh tính chất của hành động, trạng thái, cách thức nói năng, đặc điểm cần miêu tả của đối tượng khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc hơn về đối tượng.

Bên cạnh kiểu kết cấu đó, Tơ Hồi cịn sử dụng kiểu kết cấu thể hiện hành động của nhân vật. Ở kiểu kết cấu này, tác giả thường sử dụng những cụm từ như: vững bụng, cười rũ rượi, cười nghiêng ngả, long lanh mắt nói, trừng trừng mắt lên quát, cười nhạt...

VD: Ính vững bụng hơn, mạnh bạo hỏi:

- Mai kia bộ đội đánh đến, quan Ba chạy thì các anh theo ai?

(Mường Giơn. 17. tr. 189)

Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ trong lời dẫn thoại đã giúp cho tác giả nhấn mạnh đặc điểm, bản chất của hành động, thái độ cách thức nói năng của nhân vật. Nhờ đó, giá trị gợi tả, biểu cảm của lời văn được nâng cao hơn.

Việc sử dụng cấu trúc so sánh và biện pháp đảo ngữ trong lời dẫn thoại đã khiến cho lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc thêm ngắn gọn, cô đọng và hàm súc nhưng vẫn đảm bảo được các nhiệm vụ dẫn dắt, báo hiệu sự xuất

hiện các lời dẫn thoại của nhân vật, liên kết lời thoại với phần văn bản đứng trước và sau nó, khắc họa tính cách nhân vật, bộc lộ tình thái lời hội thoại và bộc lộ phong cách tác giả.

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)