Các nhân vật trong Truyện Tây Bắc đều là người dân tộc miền núi phía Bắc, đều giống nhau ở phong cách ăn nói chất phác, tự nhiên, giản dị nhưng họ lại có những đặc điểm ngơn từ khác nhau, có màu sắc khác nhau làm nên sắc thái ngơn ngữ của riêng mình. Đó là những nét rất riêng làm nên cá tính của từng người.
Ơng Mờng là một điển hình cho những người nơng dân miền núi. Bề ngồi, ơng có vẻ sợ giặc Tây nhưng thực chất bên trong lại vơ cùng gan góc, hết lịng ủng hộ Cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Ông đã trải qua một chặng đường phát triển của nhận thức: đầu truyện thì run sợ và chịu đựng nhưng sau này ông đã giác ngộ và nhiệt tình ủng hộ Cách mạng. Trước khi giác ngộ Cách mạng, thái độ của ông là thái độ nhũn nhặn, chịu đựng:
VD1: Ba chị em Mát nghe thế thì ịa khóc lên. Ơng Mờng lặng người, rồi hỏi:
- Nó ra thế nào? Nó chết à, sao, sao ông Tạo.
(Mường Giơn. 17. tr. 113) VD2: Ông Mờng thở dài:
- Khổ thân thằng Bân.
(Mường Giơn. 17. tr.118)
Sau khi giác ngộ Cách mạng thì ngơn ngữ của ông trở nên cứng cỏi, quyết liệt thể hiện sự tin tưởng vào Đảng, vào Cách mạng:
VD: Ơng Mờng tức q, ơng hầm hầm nhiếc:
- Ơng làm quan bản, ơng cúi mặt chịu vài cái đá, cái đánh thì cả họ Lị nhà ơng
khơng phải đi phu mà, ơng nhục lắm. Ơng chết đi cho xong.
A Phủ là một người thanh niên nông dân trẻ tuổi, tràn đầy nhựa sống và chất chứa lịng căm thù bọn Tây. Ngơn ngữ của A Phủ là ngôn ngữ chất phác, mạnh mẽ, quyết liệt.
VD: A Phủ hét:
- Mê à? Đây khơng phải Hồng Ngài, đây là Phìn Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà.
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr 231) Hay nhân vật Mỵ trong Vợ chồng A Phủ cũng là nhân vật được khắc
họa rất rõ qua ngôn ngữ: Lúc đầu, Mỵ là bông hoa đẹp tinh khiết của núi rừng, một người con gái mạnh mẽ nên ngôn ngữ của Mỵ rất cứng cỏi. Bằng chứng là lúc Pá Tra đến hỏi bố Mỵ để lấy Mỵ về làm con dâu gạt nợ thì Mỵ đã phản ứng quyết liệt.
VD: Ơng chưa biết nói thế nào thì Mỵ bảo bố rằng:
- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con đi làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr.199) Những ngày bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lý Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, đốt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, Mỵ cũng cúi đầu, mặt buồn rười rượi. Cơ chỉ khóc và độc thoại nội tâm chứ khơng nói. Dường như Mỵ đã tê liệt, ln cúi mặt, không nghĩ ngợi...lùi lũi như con rùa
ni trong xó cửa. Đó là khn mặt buồn đến như vô cảm, khác hẳn với giai
đoạn ở Phìn Sa.
Đến Phìn Sa, Mỵ sống trong tự do nên ngôn ngữ của Mỵ là ngôn ngữ cứng cỏi, lạc quan.
VD: Mỵ tủm tỉm cười:
- Bây giờ khỏi sợ rồi. Mai em cũng đi.
Chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ lời dẫn thoại có tác dụng to lớn trong việc khắc họa tâm lý, tính cách, bộc lộ nội tâm nhân vật. Điều này đã khiến cho người đọc như tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, như nhìn sâu, soi thấu được nội tâm nhân vật, khiến nhân vật xuất hiện thật sinh động, tự nhiên. Đó chính là sự biểu hiện biệt tài ngơn ngữ của Tơ Hồi.