Lời dẫn thoại sử dụng câu đơn

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

Câu đơn là kiểu câu có kết cấu gồm một cụm chủ vị (C- V) hoặc có kết cấu chủ - vị - vị... (C- V1- V2...). Trong kiểu câu đơn có nhiều vị ngữ liên tiếp

(chuỗi vị ngữ) ta thấy có hai loại chuỗi vị ngữ là chuỗi vị ngữ có quan hệ đẳng lập và chuỗi vị ngữ có quan hệ chính phụ.

Trong Truyện Tây Bắc, tác giả hay sử dụng những câu đơn có kết cấu chủ vị ngắn gọn để dẫn dắt lời thoại khiến lời thoại xuất hiện không bất ngờ và đột ngột.

VD: Mỵ lại nói:

- Bao năm nay không đánh pao, không thổi sáo, quên hết rồi.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 227) VD2: Mỵ tủm tỉm cười:

- Hết sợ rồi. Mai em cũng đi.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 232) Trong tác phẩm, ta cịn thấy xuất hiện những câu đơn có chứa nhiều vị ngữ liên tiếp. Những câu dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc thường là kiểu câu

này bởi vì kiểu câu này rất phù hợp với việc dẫn dắt người đọc theo dõi tác phẩm, miêu tả khung cảnh thiên nhiên miền núi tươi đẹp, êm đềm với nhiều sự việc nhẹ nhàng nối tiếp nhau. Có thể dùng để miêu tả hành động cử chỉ, thái độ, tâm lý, tình cảm, tính cách của nhân vật nhất là khi kể tả, diễn đạt những lối suy nghĩ, bộc lộ nội tâm nhân vật.

Trong kiểu câu này, tác giả thường sử dụng kết cấu C-V1-V2... Chủ ngữ là đối tượng được nói đến cịn vị ngữ để thể hiện những thuộc tính của đối tượng. Dùng một chuỗi vị ngữ liên tiếp, tác giả có thể nói được nhiều đặc điểm, cử chỉ, hành động, cách thức, thái độ của đối tượng. Vì vậy, ngồi việc dự báo sự xuất hiện và tồn tại của lời thoại nhân vật, lời dẫn thoại cịn khiến lời thoại ln gắn liền với một ngữ cảnh, chủ thể, tình huống nhất định.

VD1: Một lũ chạy xuống suối lôi bà Ảng lên, hỏi:

- Nhà bà già ở đâu?

VD2: Sạ nhìn theo Mát, và nói với Ính:

- Anh kể chuyện Cơ Tóc thơm cho em nghe nhé.

(Mường Giơn. 17. tr. 109) VD3: Ông Mờng tất tưởi vác tre, lẩm bẩm:

- Mày chỉ nói đặt chuyện.

(Mường Giơn. 17. tr. 139) VD4: A Phủ đột nhiên hăng lên, nhảy lại trước mặt người lạ, kêu:

- Pá chính!

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 220) VD5: Nghe xong, A Phủ ngồi dậy, nắm chặt hai tay cán bộ:

- Ta giống nhau thế thì làm anh làm em với nhau được.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 223) Kết cấu của kiểu câu đơn này cũng khá phức tạp. Trong câu sẽ có một chủ ngữ và hai vị ngữ trở lên. Giữa các vị ngữ ấy lại có những kiểu quan hệ khác nhau: có thể là đẳng lập và cũng có thể là chính phụ.

Ta xét chuỗi vị ngữ có quan hệ đẳng lập: Đây là kiểu câu có kết cấu C- V1- V2- V3-Vn, tức là các vị ngữ có mối quan hệ bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, không vị ngữ nào bao hàm vị ngữ nào, giữa chúng có thể được ngăn cách bằng dấu phẩy hoặc quan hệ từ và.

VD1: Ông Tạo On trợn mắt, hốt hoảng:

- Khơng đem thóc lên đồn thì lại chết tơi.

(Mường Giơn. 17. tr. 126) VD2: Mỵ nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 214) Việc sử dụng câu đơn có kết cấu chuỗi vị ngữ đẳng lập này có tác dụng giúp tác giả kéo giãn phần miêu tả, biểu cảm khiến cho người đọc hình dung cụ

thể, rõ nét hơn về đối tượng được nói đến trong đoạn thoại hoặc nhân vật tham gia hội thoại.

Kiểu câu có chuỗi vị ngữ có quan hệ chính phụ: là kiểu kết cấu một chuỗi bao gồm một số vị ngữ, trong đó vị ngữ sau quan trọng hơn vị ngữ trước. Giữa chúng thường có quan hệ mục đích, hành động kế tiếp nhau. Chúng thường được dùng để miêu tả ngoại hình hoặc bộc lộ nội tâm, tính cách của nhân vật.

VD1: Ính bng cánh tay anh Sạ, đáp anh cán bộ:

- Gặt được nhiều rồi. Nhưng cịn khơng biết giấu đâu, cứ để thóc ở ruộng thì chuột cũng ăn mất nhiều.

(Mường Giơn. 17. tr. 173)

VD2: Ba chị em Mát nghe thế thì ịa khóc lên. Ơng Mờng lặng người, rồi hỏi:

- Nó ra thế nào? Nó chết à, sao, sao ơng Tạo?

(Mường Giơn. 17. tr. 113)

VD3: Ơng Tạo On trơng thấy nhà láng giềng cũ, liền ra đứng đầu sàn, nói ngay xuống:

- Ruộng quan của thằng Sạ, ruộng quan của ông, quan Bang Kỳ đem chia lại cho dân cng làng khác rồi. Ơng để gánh đấy, lên uống nước đã.

(Mường Giơn. 17. tr. 117)

Câu đơn có kết cấu chuỗi vị ngữ có quan hệ chính phụ và đẳng lập là kiểu câu thường xuyên xuất hiện trong lời dẫn thoại Truyện Tây Bắc của Tơ

Hồi. Nó góp phần làm rõ đặc điểm bản chất của đối tượng được nói đến. Trong lời dẫn thoại của Truyện Tây Bắc, tác giả sử dụng nhiều câu đơn như vậy đã thể hiện được phần nào văn phong sắc sảo, ngắn gọn, cô đọng và hàm súc của tác giả.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)