Giới thiệu chung về các bản Hiến pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Giới thiệu chung về các bản Hiến pháp ở Việt Nam

1.2.1. Định nghĩa Hiến pháp

Thuật ngữ Hiến pháp có nguồn gốc La tinh là “Constitutio” có nghĩa là xác định, quy định. Nhà nước cổ La Mã dùng thuật ngữ này để gọi các văn bản quy định của nhà nước. Nhưng, với ý nghĩa như ngày nay là một đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất so với các đạo luật khác thì Hiến pháp chỉ được dùng trong cách mạng tư sản, trong cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp tư sản đang lên và nắm vị trí thống trị cả lĩnh vực chính trị, với giai cấp phong kiến đang suy tàn vẫn còn cố giữ sự thống trị chính trị của mình trong xã hội, từ thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ 19. Còn ở phương Đông (Trung Quốc cổ đại) thuật ngữ Hiến pháp được dùng với nghĩa là pháp lệnh (kỷ cương, phép nước). Trong sách cổ Trung Quốc, chữ Hiến pháp dùng để chỉ một loại chế độ nói chung, như “thưởng thiện, phạt gian, quốc chi Hiến pháp”, ý nghĩa của nó hoàn toàn khác với ý nghĩa như ngày nay. Năm 1908, nhà Thanh đã ban hành một văn bản gọi là “Hiến pháp đại cương” nhằm duy trì chế độ chuyên chế phong kiến. Sau cách mạng Tân Hợi, Chính phủ lâm thời Nam Kinh đã ban hành “Ước pháp Lâm thời Trung Hoa dân quốc”, đây là văn bản đầu tiên có tính chất Hiến pháp của Trung Hoa dân quốc [30].

Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về Hiến pháp, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận của các nhà nghiên cứu. Theo cách định nghĩa hiện đại và phổ biến được nêu trong cuốn Từ điển Luật “Black’s Law Dictionary” (tái bản lần thứ 9,

2009): Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước nhằm thiết lập các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi của chính quyền, và bảo đảm các quyền và tự do của công dân.

Chúng tôi thống nhất theo quan điểm chung nhất, Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.

Hiến pháp có một số đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, Hiến pháp là luật tổ chức: Hiến pháp xác lập các quy tắc tổ chức và

vận hành các cơ quan cơ bản trong bộ máy nhà nước, như cơ quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện), cơ quan hành pháp (chính phủ), và cơ quan tư pháp (tòa án).

Thứ hai, Hiến pháp là luật cơ bản, vì: (1) Hiến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị; (2) Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật; (3) Hiến pháp bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân.

Thứ ba, Hiến pháp là luật tối cao: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất; tất

cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Cơ sở của tính tối cao của Hiến pháp so với các văn bản luật là ở chỗ Hiến pháp là văn bản phản ánh một cách toàn vẹn nhất chủ quyền nhân dân, do nhân dân lập ra; trong khi luật thì do nghị viện (là cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân) lập ra. [30, tr. 17-18].

Như vậy, có thể nói, Hiến pháp là văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia; đồng thời có thể coi là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính thể nhà nước. Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thốngnhất; đồng thời là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

1.2.2.Phân loại Hiến pháp

Qua học tập, nghiên cứu về chương trình quản lý hành chính nhà nước, chúng tôi được biết, tính đến nay trên thế giới có hơn 190 nước có Hiến pháp. Theo các nguyên tắc khác nhau, Hiến pháp có thể chia thành nhiều loại:

- Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn. - Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại.

- Hiến pháp cương tính và Hiến pháp nhu tính.

- Hiến pháp tư bản chủ nghĩa và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

Theo các cách phân chia trên, thì Hiến pháp của Việt Nam thuộc loại Hiến pháp thành văn, Hiến pháp hiện đại, Hiến pháp nhu tính, và là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

1.2.3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp của Việt Nam Nam

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp mới. Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2011) và Hiến pháp 2013.

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, chúng ta điểm lại hoàn cảnh ra đời của 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013):

1.2.3.1. Hiến pháp 1946

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến, có bộ máy thống trị trực tiếp của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn theo chính thể quân chủ chuyên chế, nhưng thực chất triều đình nhà Nguyễn là bộ máy tay sai của thực dân Pháp. Bởi vậy, nước ta là một nước thuộc địa không có Hiến pháp. [49, tr. 111]. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có

một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam. Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn của những ngày đầu giành được độc lập, Chính phủ lâm thời lúc đó vẫn tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên vào ngày 06/01/1946. Sau 10 tháng chuẩn bị tích cực, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, đó là Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên bản Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố. Mặc dù vậy, những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ lâm thời và Ban Thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước.

Hiến pháp 1946 bao gồm Lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Lời nói đầu xác định 3 nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, đó là: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; đảm bảo các quyền tự do dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp sau này.

1.2.3.2. Hiến pháp 1959

Tính đến thời điểm năm 1959, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời và phát triển được 14 năm. Trong khoảng thời gian đó, có nhiều sự kiện chính trị quan trọng xảy ra làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, kiên quyết đập tan âm mưu nô dịch của thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Ngày 07/5/1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-

ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền nam Việt Nam đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội nói trên đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ. Vì vậy, việc yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Chính phủ đã thành lập một Ban sửa đổi Hiến pháp với 28 thành viên, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ngày 01/4/1959, bản dự thảo Hiến pháp mới đã được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến. Đến ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1946; và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố bản Hiến pháp 1959.

Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu, 10 chương và 112 điều. Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.3.3. Hiến pháp 1980

Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu Quốc hội khóa VI. Từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh -

Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới. Đến tháng 8/1979, bản dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều.

Hiến pháp 1980 đã đánh cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta. Đó là bản tổng kết những thành tựu của nhân dân Việt Nam đã giành được qua nửa thế kỷ đấu tranh giành dộc lập, tự do, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.3.4. Hiến pháp 1992

Trong những năm cuối của thập kỉ 80, thế kỉ XX, do ảnh hưởng của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới. Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của nhân dân cả nước, bản dự thảo Hiến pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 11.

Hiến pháp 1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, tư duy độc lập, sáng tạo

của mọi tầng lớp nhân dân được khuyến khích. Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Hiến pháp 1992 gồm 12 chương, 147 điều.

1.2.3.5. Hiến pháp 2013

Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 09 tháng (từ tháng 01 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp 2013. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Bản Hiến pháp 2013 là văn kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tập trung ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hiến pháp 2013 có 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp 1992 giảm 27 điều. Hiến pháp sửa đổi lần này có sự sắp xếp lại các chương, như chương 11 về Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca, Thủ đô nhập vào chương 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân được đưa lên chương 2 với tên gọi mới là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Có một chương hoàn toàn mới là chương 10 quy định về các thiết chế hiến định độc lập.

Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể

Một phần của tài liệu (Trang 28)