Liên kết liên đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (Trang 96 - 98)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013

3.3.2.Liên kết liên đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

3.3. Liên kết văn bản và phân đoạn trong bản Hiến pháp 2013

3.3.2.Liên kết liên đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

Tương ứng với đoạn là một ý hay một chủ đề. Có những chủ đề có nhiều tập hợp con thì những tập con này được trình bày thành một đoạn nhỏ. Từ đó, yêu cầu các đoạn phải có liên kết.

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ động nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu câu hoặc cuối đoạn văn bản. Câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành…

Phân tích các đoạn văn tương ứng với 3 điều (14, 15, 16) của bản Hiến pháp 2013 để thấy được sự liên kết giữa các đoạn trong văn bản:

“Điều 14

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Nội dung của mỗi điều nêu trên tương ứng với một đoạn văn. Về mặt nội dung, nhận thấy rằng, cả 3 đoạn trên đều có chung một chủ đề đó là “quyền con

người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; câu đầu của mỗi đoạn cũng là câu

chủ đề của đoạn đó. Đoạn thứ nhất (điều 14) nói về quyền cơ bản của công dân; đoạn thứ hai (điều 15) nói về nghĩa vụ cơ bản của công dân; đoạn thứ ba (điều 16) nói về việc mọi người bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, nên giữa các đoạn trên có sự liên kết về mặt nội dung.

Về hình thức văn bản, câu đầu của đoạn sau được liên kết với câu sau của đoạn trước bằng phương thức liên kết lôgic, có nghĩa là dùng phép nối từ vựng hoặc cụm từ có sự tương liên với nhau để triển khai thêm một nội dung mới ở đoạn sau.

Ví dụ, xem xét câu đầu của đoạn thứ hai và câu cuối của đoạn thứ nhất chúng ta nhận thấy cụm từ “Quyền công dân” ở câu cuối của đoạn thứ nhất được lặp lại ở câu đầu của đoạn thứ hai, nhưng nội dung nói về một vấn đề mới đó là nghĩa vụ của

được đánh số thứ tự từ điều 1 đến điều 120. Nhờ vậy, giữa các đoạn được liên kết với nhau bằng phép tuyến tính.

Như vậy, có thể thấy trong văn bản Hiến pháp 2013, sử dụng phép liên kết lặp từ vựng khá nhiều nhằm tạo lập tính chất cơ bản do chức năng đặc thù của nó đặt ra là tính chính xác, rõ ràng và chặt chẽ. Phép lặp từ vựng giúp cho người đọc, người tiếp nhận và thực thi văn bản Hiến pháp có một cách hiểu duy nhất đối với cái được nói tới trong văn bản, từ đó tránh được những sai sót, hoặc mâu thuẫn khi thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu (Trang 96 - 98)