Cách phân đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 122)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013

3.3.3.Cách phân đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

3.3. Liên kết văn bản và phân đoạn trong bản Hiến pháp 2013

3.3.3.Cách phân đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013

Phân đoạn trong văn bản cũng có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về mặt ngữ pháp. Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn: 1) dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…; 2) dùng câu nối. Và, điều rất dễ nhận thấy trong việc phân đoạn của văn bản Hiến pháp 2013 là: phần Lời nói đầu được tách biệt với phần chương 1, giữa các đoạn trong bản Hiến pháp được tách ra bởi từng điều.

3.4. Tiểu kết

Trong chương 3 này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm ngữ pháp của bản Hiến pháp 2013, tập trung vào các vấn đề cơ bản như: 1) Đặc điểm từ pháp của hệ thống từ vựng, gồm đặc điểm cấu tạo từ từ loại. Tuy nhiên, đặc điểm cấu tạo từ đã được khảo sát ở chương 2 nên trong chương 3 này chỉ nghiên cứu đặc điểm từ loại của hệ thống từ vựng trong văn bản Hiến pháp 2013. 2) Đặc điểm cú pháp của văn bản Hiến pháp 2013, trong đó tập trung tìm hiểu: các kiểu câu phân chia theo tiêu chí mục đích phát ngôn; theo tiêu chí cấu trúc và theo tiêu

chí logic. 3) Vấn đề liên kết văn bản và phân đoạn trong bản Hiến pháp 2013, cụ thể

như: liên kết liên câu, liên kết liên đoạn, liên kết và cách phân đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013.

KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở các khái niệm và bình diện cơ bản của ngôn ngữ học truyền thống, những thành tựu nghiên cứu mới của phong cách học và ngôn ngữ học pháp luật trên thế giới và ở Việt Nam; Luận văn đã hệ thống hóa các quan điểm, các khuynh hướng nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt, về hành chính học và luật học; đi sâu vào khảo sát, miêu tả, phân tích đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của bản Hiến pháp 2013. Cụ thể là, về mặt từ vựng, tập trung khảo sát về các lớp từ vựng xét theo các tiêu chí nguồn gốc, phạm vi sử dụng, mức độ sử dụng; các lớp từ vựng theo tiêu chí cấu tạo từ; các lớp từ vựng xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật và các lớp từ vựng xét theo bình diện phong cách học. Về mặt ngữ pháp, khảo sát đặc điểm từ loại, đặc điểm cú pháp và vấn đề liên kết văn bản trong bản Hiến pháp 2013. Luận văn bước đầu vận dụng các lý thuyết về ngôn ngữ học để cố gắng tìm cách lý giải, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam và văn bản pháp quyền nói chung.

2. Luận văn đã chỉ ra được những đặc điểm chung nhất về hệ thống từ vựng trong bản Hiến pháp 2013. Đây là những đặc điểm quan trọng nhất, đặc trưng nhất về từ vựng của Hiến pháp nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của văn bản pháp luật, cũng như phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ, đó là: tính chính xác, tính khuôn mẫu, hệ thống, tính trang trọng và tính khái quát.

Xét theo tiêu chí nguồn gốc, trong bản Hiến pháp 2013 không có một từ nào có

nguồn gốc Ấn - Âu xuất hiện trong phần nội dung chính của bản Hiến pháp. Từ Hán Việt chiếm đa số, trên 80%. Từ Hán Việt được sử dụng nhiều, bởi vì tính trang trọng, chính xác và tính đơn nghĩa của nó. Tuy nhiên, từ Hán Việt lại trừu tượng, khó hiểu, ít thông dụng. Do đó, trong bản Hiến pháp 2013 được sử dụng một số từ thuần Việt thay thế cho từ Hán Việt.

Xét theo tiêu chí cấu tạo từ, trong bản Hiến pháp 2013 chủ yếu sử dụng từ ghép, mà cụ thể là từ ghép đẳng lập. Không có một từ láy nào xuất hiện trong bản Hiến pháp 2013, bởi vì từ láy là những từ có tính hình ảnh và biểu cảm cao nên không thích hợp với ngôn ngữ pháp luật. Từ đơn cũng được sử dụng rất hạn chế,

trong trường hợp không có từ ghép tương ứng. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 sử dụng dày đặc các thuật ngữ luật, cụ thể là luật Hiến pháp. Bởi vì, Hiến pháp là luật gốc, là văn bản chuyên môn thuộc ngành luật. Luận văn dùng nhiều dung lượng để phân tích, mô tả các thuật ngữ này về mặt cấu tạo, con đường hình hành, định danh và nguồn gốc.

Xét về bình diện phong cách học, trong bản Hiến pháp 2013, hầu hết các lớp từ

vựng được sử dụng là những từ ngữ chính xác về mặt nội dung và những từ ngữ trang trọng hoặc từ ngữ trung hòa đứng về mặt sắc thái biểu cảm. Các thuật ngữ chuyên môn, từ ngữ chính trị, hành chính, pháp lý xuất hiện với tần số cao. Những từ ngữ này biểu thị những khái niệm trừu tượng, những quan niệm lí thuyết trong đời sống chính trị, tư tưởng của dân tộc, của các giai cấp. Những từ ngữ này ít mang sắc thái biểu cảm, nhưng phần nội dung, khái niệm luôn biểu thị quan điểm giai cấp, lập trường chính trị. Ngôn ngữ sử dụng trong bản Hiến pháp 2013 thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách quan. Không dùng các từ ngữ khẩu ngữ, bởi vì sắc thái biểu cảm âm tính có tính chất đánh giá chủ quan của nhiều từ ngữ khẩu ngữ không thích hợp với tính chất thể chế, trang trọng cần phải có của văn bản Hiến pháp và của phong cách hành chính - công vụ.

Phong cách học xem Hiến pháp là văn bản pháp quyền và ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ hành chính - công vụ ở dạng điển hình nhất. Mặt khác, Hiến pháp là văn bản luật có tính điển hình nhất, cho nên ngôn ngữ của nó là ngôn ngữ luật học. Hai đặc điểm cơ bản ấy đòi hỏi: 1) Ngôn ngữ trong Hiến pháp phải đạt đến độ chính xác cao nhất; 2) ngôn ngữ trong Hiến pháp phải đạt đến độ minh xác, chỉ được hiểu theo một nghĩa; 3) từ hai yêu cầu đó mà cách diễn đạt trong ngôn ngữ của Hiến pháp phải bảo đảm độ chuẩn xác cao nhất về chính tả, chữ viết; về từ vựng; về câu và về mặt phong cách phải bảo đảm sử dụng từ vựng văn hóa.

3. Về ngữ pháp, văn bản Hiến pháp 2013 có những đặc trưng rõ rệt.

Về phương diện từ loại, có thể nhận thấy danh từ, động từ, tính từ, từ chỉ lượng là những từ được sử dụng nhiều trong bản Hiến pháp 2013. Danh từ được sử dụng nhiều nhất (44,82%), vì các lý do sau: thứ nhất, phép lặp từ trong Hiến pháp

2013 được sử dụng nhiều nhằm đảm bảo tính chính xác của Hiến pháp; thứ hai, biểu hiện các loại số lượng đối tượng được quy định trong Hiến pháp; thứ ba, do hiện tượng danh hóa, việc kết hợp một số yếu tố nhằm thay đổi bản chất từ loại của tính từ, động từ thành danh từ cũng là một đặc trưng nổi bật là cho danh từ trong Hiến pháp 2013 có mật độ dày đặc. Động từ trong Hiến pháp 2013 có hai loại chính là động từ hành động (chủ yếu là lớp động từ sai khiến) và động từ tình thái. Động từ tình thái được dùng trong Hiến pháp là để biểu hiện các ý nghĩa tình thái đạo nghĩa: tình thái cho phép, tình thái cấm và tình thái bắt buộc. Tính từ được sử dụng trong bản Hiến pháp 2013 chiếm 11,49%, ít hơn nhiều so với danh từ và động từ, do tính từ là những từ chỉ tính chất, trạng thái thường hạn định những vấn đề cụ thể, những vấn đề cốt lõi nhất, tính chất chung nhất để đảm bảo tính bao quát của Hiến pháp. Từ chỉ lượng là loại từ góp phần đảm bảo tính chính xác của văn bản Hiến pháp, từ cácnhững là điển hình của từ loại này. Liên từ cũng là loại từ xuất hiện có số lượng tương đối nhiều trong Hiến pháp 2013 và nhiều nhất là liên từ đẳng lập, để tạo sự cân đối, hài hòa, trang trọng và đồng thời cũng là từ để kết thúc cho sự liệt kê trong câu nhằm đảm bảo tính chính xác.

Về đặc điểm cú pháp trong bản Hiến pháp 2013, loại câu tường thuật khẳng định chiếm tỉ lệ cao, nhằm khẳng định những vấn đề, những nội dung, phạm vi mà bản Hiến pháp quy định, điều chỉnh. Bên cạnh đó, cũng sử dụng những câu tường

thuật phủ định để xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của sự vật, hiện tượng,

nói một cách khác, đây là câu nhằm tường thuật lại một sự việc nhưng theo chiều phủ định. Câu nghi vấn không được sử dụng trong bản Hiến pháp 2013, bởi vì, Hiến pháp là văn bản pháp luật, nên câu được sử dụng đòi hỏi sự chính xác, có tính khẳng định, quy định, bắt buộc, cho phép hay không cho phép thực hiện một vấn đề nào đó, chứ không thể dùng câu có tính hoài nghi, mơ hồ, dẫn đến dễ gây hiểu nhầm cho người tiếp nhận, thực hiện. Câu mệnh lệnh được dùng để bày tỏ thái độ cầu khiến (mong muốn người nghe thực hiện) hay mệnh lệnh (bắt buộc người nghe phải thực hiện), nên được sử dụng khá nhiều trong bản Hiến pháp 2013. Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác

nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ. Vì vậy, trong bản Hiến pháp 2013, hầu như không sử dụng câu cảm thán.

Bên cạnh đó, trong Hiến pháp 2013, câu ghép được sử dụng nhiều nhất, và chủ yếu là câu ghép đẳng lập, tiếp đến câu đơn, còn câu phức chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Điều đó cho thấy, khi soạn thảo Hiến pháp, bên cạnh yếu tố từ vựng, các nhà lập pháp cũng đã quan tâm, chú ý đến việc lựa chọn, sử dụng các loại câu phù hợp nhất về mặt ngữ pháp để trình bày, diễn đạt những nội dung của Hiến pháp để đảm bảo tính chính xác, tính bao quát của bản Hiến pháp. Theo tiêu chí logic, câu khẳng định được dùng chủ yếu để xác nhận, mô tả những phạm trù, những lĩnh vực, những vấn đề, đối tượng mà Hiến pháp 2013 quy định. Bên cạnh đó, cũng dùng rất nhiều câu phủ định để xác định sự vắng mặt của chủ thể, hiện tượng hay xác định sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc trưng đối tượng trong hiện thực bằng những phương tiện hình thức nhất định.

Về liên kết văn bản, để liên kết các câu trong một đoạn và giữa các đoạn trong

văn bản Hiến pháp 2013, các nhà lập pháp đã sử dụng hai phương tiện liên kết chủ yếu là: liên kết nội dung và liên kết hình thức. Giữa hai mặt liên kết này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.

Có thể khẳng định, Hiến pháp 2013 là đạo luật gốc, là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước ta, được các nhà lập hiến xây dựng một cách chuẩn mực cả về nội dung và hình thức văn bản, đảm bảo tính logic, tính khoa học cao. Đặc biệt, bản Hiến pháp 2013 có tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đậm nét qua phần nội dung của Lời nói đầu

và chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

4. Việc nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ lập hiến, lập pháp có ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, soạn thảo văn bản pháp luật nói riêng và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung ở

nước ta. Ngoài những vấn đề cơ bản mà luận văn này đã đề cập, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vẫn còn những mặt khiếm khuyết nhất định, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bình diện khác của ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu như các vấn đề về cấu trúc nghĩa, lí thuyết lập luận, diễn ngôn, đối chiếu sự vận động ngôn ngữ qua các bản Hiến pháp Việt Nam, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ của Hiến pháp Việt Nam với Hiến pháp của các nước khác trên thế giới… Đây là những dự kiến nghiên cứu của chúng tôi khi có điều kiện sau luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1991), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, H. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2] Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, H. [3] Diệp Quang Ban (2006), Giáo trìnhNgữ pháp tiếng Việt, Đại học Huế. [4] Diệp Quang Ban (1996), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, ĐHSP I, Hà Nội.

[5] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. [6] Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[7] Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H. [8] Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb

ĐH&THCN, H.

[9] Lê Văn Chấn (2006), Tìm hiểu Kỹ thuật trình bày văn bản công tác văn thư luật

ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

[10] Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[11] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[12] Nguyễn Đăng Dung, Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Khế, Ngô Đức Tuấn (2001),

Tìm hiểu pháp luật: Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

[13] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nxb Chính trị Quốc gia, H.

[14] Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H.

[15] Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia, H. [16] Đinh Văn Đức (2013), Ngôn ngữ và tư duy - một cách tiếp cận, Nxb Đại học

[17] Nguyễn Thiện Giáp (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. [18] Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[19] Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, H. [20] Nguyễn Thiện Giáp (2008), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo

dục, H.

[21] Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[22] Nguyễn Thị Hà (2012), Nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

[23] Hoàng Văn Hành (1993), Về sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4.

[24] Cao Xuân Hạo (2006), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1, Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[25] Dương Thị Hiền (2008), Phân tích ngôn ngữ văn bản pháp luật qua văn bản Hiến

pháp Hoa Kỳ và Hiến pháp Việt Nam, LATS, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[26] Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong

giao tiếp hành chính, LATS, Học viện Khoa học xã hội, H.

[27] Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, H. [28] Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[29] Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết (1999), Thành phần câu tiếng Việt,

Nxb Đại học Quốc gia, H.

[30] Vương Kiến Huy, Dịch Học Kim (2004), Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Nxb Thế giới, H.

[31] Lê Tiến Hùng (1999), Một số đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[32] Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[33] Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

[34] Phan Trung Lý (chủ biên), (2002), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Quốc gia Sự thật, H.

[35] Lê Văn In (2002), Soạn thảo văn bản của các tổ chức Đảng, mặt trận, công đoàn, thanh niên, phụ nữ cấp cơ sở và trên cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, H. [36] Lê Khả Kế (1984), Chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, Chuẩn hóa khoa

học và thuật ngữ, Nxb Giáo dục, H.

[37] Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, H.

[38] Nguyễn Văn Khang (2012), Lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H. [39] Nguyễn Văn Khang (2010), Chính sách ngôn ngữ của Đảng và nhà nước Việt

Nam qua các thời kì, đề tài cấp Bộ, Viện Ngôn ngữ học.

[40] Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

[41] Hà Quang Năng (chủ biên), (2012), Thuật ngữ học - Những vấn đề lí luận và

thực tiễn, Nxb Từ điển Bách khoa, H.

[42] Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (2011), (tái bản lần 1), Tiếp xúc ngôn ngữ ở

Đông Nam Á, Nxb Từ điển Bách khoa, H.

[43] Trần Kim Phượng (2012), Các phương pháp phân tích câu (trên ngữ liệu tiếng

Việt), Nxb KHXH, H.

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 122)