Các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật

vật

Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng… trong thực tế vào ngôn ngữ. Đó là những mẫu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế. Như thế, ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng y như chúng có trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi. [10, tr. 102].

(1) Đầu (danh từ): bộ phận cơ thể người và động vật; ở phía trên, phía trước so với phần cơ thể còn lại; có tóc hoặc có lông; chứa bộ óc.

(2) Đầu (danh từ): vị trí của người hoặc động vật trong quần thể. Ví dụ: Người đứng đầu cơ quan. Voi đầu đàn.

(3) Đầu (danh từ): vị trí của một thời điểm trong dòng thời gian hoặc vị trí của một vật thể trong không gian so với phần còn lại.

(4) Đầu (danh từ): ý chí hoặc năng lực trí tuệ. Ví dụ: Thằng ấy cứng đầu lắm. Làm cán bộ phải có cái đầu. Nó hơn tôi một cái đầu.

(5) Đầu (danh từ): tóc. Ví dụ: Anh An có đầu mới. Chị Lan đi làm đầu. Thầy gãi đầu gãi tai.

(6) Đầu (danh từ): đơn vị. Ví dụ: Sáng nay có hai đầu xe xuất bến.

Từ đầu nêu trên là một từ đa nghĩa. Nghĩa (1) gọi là nghĩa gốc. Nghĩa (2), (3), (4), (5), (6) gọi là nghĩa phái sinh. Trong cơ cấu nghĩa của từng từ sẽ có những dấu hiệu nghĩa nhỏ nhất gọi là nét nghĩa. Nghĩa của từ đầu (2): nó xuất phát từ nét nghĩa vị trí của đầu (1), chuyển nghĩa theo quan hệ ẩn dụ. Nghĩa của từ đầu (3): xuất phát từ nét nghĩa chỉ vị trí của đầu (1), chuyển nghĩa theo quan hệ ẩn dụ. Nghĩa của từ

đầu (4): phát sinh từ nét nghĩa chứa bộ óc của từ đầu (1), chuyển nghĩa theo quan hệ hoán dụ. Nghĩa của từ đầu (5): xuất phát từ nét nghĩa có tóc hoặc có lông của từ

đầu (1), chuyển nghĩa theo quan hệ hoán dụ. Nghĩa của từ đầu (6): đầu thay thế cho toàn bộ đối tượng, chuyển nghĩa theo quan hệ hoán dụ.

Như thế, từ (1) đến (6) là 6 nghĩa biểu vật của từ đầu; do 6 nghĩa này được tổ chức theo một trật tự nhất định và các nghĩa quan hệ với nhau nên đây là từ đa nghĩa (Khi không có quan hệ về nghĩa thì là từ đồng âm). Tập hợp các nét nghĩa của một nghĩa biểu vật như vậy thì gọi là cấu trúc biểu niệm.

Ví dụ: trong bản Hiến pháp 2013 có từ Công bố. (công: chung; bố: cho mọi người biết; nghĩa của từ công bố là đưa ra công khai cho mọi người biết). Ví dụ:

Công bố 1): Từ ngữ toàn dân, động từ, thông tin về một điều gì đó mà thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người. Ví dụ: Bà mẹ công bố ý định bán

nhà. Ông nội công bố di chúc.

Công bố 2): Từ ngữ hành chính, thông báo chính thức của một cơ quan công

quyền về một hoạt động nào đó có tính chất cộng đồng. Ví dụ: Công bố bản quy hoạch bán đảo Sơn Trà.

Công bố 3): Từ ngữ luật học, hoạt động của một cơ quan pháp quyền khi thông

báo về sự có mặt, thời hạn áp dụng của một văn bản pháp luật (Thuật ngữ hóa). Có thể nhận thấy rằng, từ Công bố 1) đến Công bố 3) là quá trình hình thành thuật ngữ hóa. 3 yếu tố được gạnh chân vừa kể trên là phạm vi sử dụng, tức là màu sắc phong cách hay còn gọi là ngữ vực. Quá trình từ 1) đến 2) đến 3) đều có một tính chất chung là: Tính chất trọng đại, tăng dần; tính chất phạm vi xã hội mở rộng dần; cả 3 trường hợp 1), 2), 3) đều có tính chất pháp lý, đến 3) là có tính pháp lý cao nhất; Trường hợp 3) khi trở thành thuật ngữ hóa thì phạm vi sử dụng hẹp dần, chỉ sử dụng trong phạm vi pháp lý.

Các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật gồm những phạm trù sau đây:

- Các phạm trù luật học: gồm những thuật ngữ pháp lý sau: hiến pháp, luật, pháp lệnh, pháp luật, lập hiến, lập pháp, hành pháp, tư pháp, thể chế, quyền lực,

pháp quyền, điều ước, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân

tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, hội

thẩm, bị can, bị cáo, đương sự, bản án… và các từ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp

lý: nghiêm cấm, hành vi, tham nhũng, lãng phí, hợp pháp, kiểm tra, thanh tra, giám

sát, chấp hành, xâm phạm, can thiệp, tuân thủ, nghĩa vụ, công bố, trách nhiệm, dân sự, trục xuất, bảo hộ, tước đoạt, tra tấn, truy bức, nhục hình, phê chuẩn, kiểm sát, quả tang, vi phạm, khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền, bồi thường, phục hồi, vu khống, vu cáo, chứng minh, hiệu lực, xét xử, thời hạn, công khai, khởi tố, điều tra, truy tố, bào chữa, bồi thường, thi hành, thừa kế, cưỡng bức, bảo hộ, xâm hại, hành hạ, lạm dụng,

đe dọa, quy tắc, bức hại, thể chế, ủy quyền, công tố, đặc xá, đại xá, đình chỉ, quyền hạn, công lý, can thiệp, tranh tụng, sơ thẩm, phúc thẩm, giải quyết, thời điểm, luật định, tội phạm, tạm giữ, tạm giam, buộc tội, kết tội, khám xét, nghiêm trị…

- Từ ngữ thuộc hệ thống thuật ngữ và thuộc phạm vi hành chính trong Hiến pháp 2013 là những từ ngữ sau đây:

+ Tên gọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên hợp quốc, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng quốc phòng và an ninh, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân…

+ Tên người và chức trách trong quan hệ hành chính: chủ tịch, phó chủ tịch, thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, chủ nhiệm…

+ Tên gọi các loại tài liệu: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, điều ước, nghị quyết, quyết định, quy định, báo cáo…

+ Từ ngữ thuộc về thể thức hành chính - công vụ: căn cứ vào, theo đề nghị, chịu trách nhiệm, bảo đảm việc thi hành, thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực, có hiệu lực pháp lý, có trách nhiệm bảo vệ…

+ Một số từ ngữ có tính khuôn sáo sau đây: theo đề nghị, căn cứ vào, quyết định thi hành, có hiệu lực, có trách nhiệm thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh…

- Tần số sử dụng danh từ trong Hiến pháp 2013 tương đối nhiều, được biểu hiện trong những trường hợp sau đây:

+ Những ngữ cú đóng vai trò giới từ như: trên cơ sở, với mục đích, vì lợi ích, vì lý do…

+ Những danh từ đóng vai trò định ngữ như: biện pháp hành chính, hợp đồng kinh tế, hợp tác kỹ thuật, thủ tục pháp lý, bảo hiểm xã hội…

+ Những từ được định danh hóa từ những động từ như: sự chấp hành, việc xét xử, việc bổ nhiệm, việc thi hành, việc quản lý…

- Các phạm trù hành chính học: gồm thuật ngữ hành chính và từ ngữ hành chính sau: nhà nước, cơ quan, quyết định, quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, quy định, tài chính công, ngân sách, hành chính, chính quyền địa phương, trung ương, bộ, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường, kỳ họp, nghị quyết, ủy ban nhân dân, thi hành, chương trình, kế hoạch, phiên họp, nhiệm vụ, quyền hạn, ủy quyền, báo cáo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, tổ chức,

quản lý…; tên gọi các chức danh hành chính là các từ ngữ sau: chủ tịch, phó chủ

tịch, thủ tướng, phó thủ tưởng, bộ trưởng, thủ trưởng, chủ nhiệm…

- Các phạm trù chính trị, gồm những thuật ngữ chính trị và từ ngữ chính trị sau: lãnh đạo, cộng sản, tuyên ngôn, độc lập, dân chủ, cộng hòa, xã hội chủ nghĩa, đấu tranh, giải phóng, thể chế, cương lĩnh, quá độ, thời kỳ, mục tiêu, chủ quyền, nhà nước pháp quyền, nhân dân, quyền lực, giai cấp, chủ nghĩa, tư tưởng, nền tảng, lực lượng, xã hội, tổ chức, chính sách, bầu cử, đại biểu, nguyên tắc, tập trung, liên minh, chính trị, tăng cường, giám sát, phản biện, Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, độc lập, sự nghiệp, nhất quán, đường lối, đối ngoại, tiến bộ, quyền con người, quyền công dân, quốc tịch, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền biểu quyết, quyền sở hữu, nghĩa vụ, Tổ quốc, quốc gia, dân tộc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, định hướng, vai trò, trung ương, địa phương, then chốt, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cách mạng, tăng cường, mục tiêu, chính sách, phê chuẩn, chỉ đạo, định hướng, chế độ, thống lĩnh, tham mưu, chủ nhiệm, chế độ, quyền…

- Các phạm trù kinh tế: từ ngữ kinh tế là các từ ngữ sau: kinh tế, công nghiệp

doanh nhân, doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tài sản, thị trường, kinh tế vùng, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi, tài sản công, ngân sách, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính, tài chính công, tiền tệ, đồng tiền, kiểm toán, tài chính, thuế, ngân sách, nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ, quyết toán…

Như vậy, theo tiêu chí phạm vi biểu vật, từ ngữ thuộc phạm trù pháp lý, hành chính, chính trị xuất hiện với mật độ cao trong bản Hiến pháp 2013. Các từ ngữ này biểu thị nội dung khái niệm, thuật ngữ thuộc về phạm trù pháp luật, hành chính, chính trị, nên nó mang tính chất chặt chẽ, khuôn phép, trịnh trọng nhưng không mang sắc thái biểu cảm (cá nhân, chủ quan).

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 64)