Đặc điểm từ loại của hệ thống từ vựng trong văn bản Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (Trang 68)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Đặc điểm từ loại của hệ thống từ vựng trong văn bản Hiến pháp 2013

Trong ngữ pháp học có hai bộ phận chính là: Từ pháp: nghiên cứu các nguyên tắt biến hình của từ (cấu tạo từ) và từ loại; Cú pháp: nghiên cứu các quy tắt kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu. Tuy nhiên, vấn đề cấu tạo từ đã được nghiên cứu, khảo sát ở chương 2, nên trong chương 3 chúng tôi tập trung phân tích, khảo sát về đặc điểm từ loại của hệ thống từ vựng tiếng Việt trong bản Hiến pháp 2013.

Từ loại được xem là vấn đề thuộc phạm trù từ vựng - ngữ pháp, hiểu đơn giản là phạm trù ngữ pháp của các từ. Trong tuyệt đại đa số các từ vừa có phần nghĩa thuộc ngữ pháp, vừa có phần nghĩa liên quan đến từ vựng. Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp các từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ.

Về phương diện từ loại, khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy không có tình thái từ (tiểu từ và trợ từ). Bởi vì, Hiến pháp là văn bản có tính chính xác và chuẩn mực cao. Số lượng và tỉ lệ từ loại trong bản Hiến pháp 2013 được chúng tôi khảo sát có kết quả như sau:

Bảng 3.1. Số lượng và tỉ lệ từ loại trong bản Hiến pháp 2013 Từ loại Số lượng Tỉ lệ (%) Danh từ 515 44,82 Động từ 406 35,33 Tính từ 132 11,49 Đại từ 13 1,13 Giới từ 23 2 Số từ 13 1,13 Loại từ 2 0,17 Từ chỉ lượng 9 0,78 Phó từ 7 0,60 Liên từ 11 0,95 Tổng 1.149 100 3.1.1. Danh từ

Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt, nêu định nghĩa: Danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa sự vật hiểu rộng) kết hợp được (về phía sau) với các từ chỉ định (này, nọ) và thường ít khi tự mình làm vị ngữ (thường phải đứng sau từ là). Từ loại danh từ là một lớp lớn và đa dạng về ý nghĩa khái quát, về khả năng kết hợp, về công dụng thực tiễn, nên thường được phân ra thành những lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, thích hợp ở từng bước phân loại. Còn tác giả Đinh Văn Đức có viết như sau: “Danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất trong số các từ loại của một ngôn ngữ nói chung và của tiếng Việt nói riêng. Danh từ chiếm một số lượng lớn trong vốn từ vựng và có một chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. Đặc biệt, trong quan hệ với động từ, danh từ đã cùng với động từ tạo nên một đối lập quan trọng nhất của ngữ pháp” [15, tr. 57].

Qua bảng khảo sát trên cho thấy, trong ba loại thực từ là danh từ, động từ, tính từ thì trong văn bản Hiến pháp 2013, danh từ chiếm số lượng nhiều nhất, chiếm gần một nửa số lượng từ loại. Trong kết quả khảo sát của chúng tôi, một số danh từ xuất hiện với tần suất cao như: nước (243 lần), quốc hội (224 lần), quyền (156 lần), nhà nước (131 lần), luật (105 lần), xã hội (96 lần), chính phủ (79 lần), hội đồng (60 lần),

Hiến pháp (51 lần), pháp luật (45 lần), dân tộc (44 lần), chủ nghĩa (39 lần), công dân (37 lần), kinh tế (34 lần), nghĩa vụ (17 lần)… Đây là những từ ngữ chỉ những tổ chức, cơ quan, đối tượng quan trọng trong bản Hiến pháp 2013.

Ví dụ:

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: 1) Lập hiến, lập pháp; 2) quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; 3) giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

- Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện quyền hành pháp. - Nhân dân, công dân là những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. - Kinh tế, xã hội là những lĩnh vực hiến định của bản Hiến pháp 2013.

- Quốc hội, nhà nước, nhân dân, Hiến pháp, điều… có số lần xuất hiện nhiều

vì trong Hiến pháp 2013 sử dụng nhiều phép lặp từ vựng, hạn chế tối thiểu sử dụng phép thế, nhằm đảm bảo tính chính xác, cụ thể các đối tượng, sự việc được hiến định trong Hiến pháp.

Danh từ trong Hiến pháp 2013 có số lượng lớn bởi do hiện tượng danh hóa xuất hiện nhiều trong Hiến pháp làm tăng tính khái quát và bao trùm của Hiến pháp. Danh hóa là quá trình chuyển hóa các động từ, tính từ thành các danh từ. Hữu Đạt trong Phong cách học tiếng Việt nhấn mạnh đến đặc tính danh hóa trong văn bản pháp luật thuộc phong cách hành chính - công vụ. Nhiều nhà ngữ pháp học khác cũng đề cập đến hiện tượng này. Tác giả Đinh Văn Đức trong công trình ngữ pháp tiếng Việt, đã chỉ ra những danh từ không chỉ sự việc như nhận thức, đảm bảo, quan tâm, đóng góp… thực chất chỉ là sản phẩm của một cách thức phản ánh của người

bản ngữ, là quá trình sự vật hóa một hành động trong tri giác của người bản ngữ, gắn cho nó mối quan hệ khác như trừu tượng hóa và hình dung nó như một sự việc. [15, tr. 61].

Hiện tượng danh hóa trong Hiến pháp được thực hiện theo phương thức kết hợp động từ, tính từ với sự (29 lần),hoặc với việc (66 lần).

Ví dụ:

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến

hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (điều 7, Hiến

pháp 2013).

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội

đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. (điều 7, Hiến pháp 2013).

- Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. (điều 8, Hiến pháp 2013).

Tác giả Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, đã chỉ ra ý nghĩa “phi sự vật” của quá trình danh hóa động từ, tính từ tiếng Việt và chính ý nghĩa này góp phần tạo ra tính bao trùm cho Hiến pháp, một yêu cầu cơ bản của văn bản pháp luật.

3.1.2. Động từ

Động từ là thực từ có ý nghĩa quá trình (bao gồm ý nghĩa hành động) và trạng thái tĩnh, hiểu như là đặc trưng trực tiếp của sự vật, hiện tượng, kết hợp được về phía trước với các từ hãy, đừng, chớ và thường trực làm vị ngữ trong câu [1].

Các nhà ngôn ngữ học thường phân chia động từ thành hai tiểu nhóm: động từ hoạt động và động từ trạng thái. Động từ hoạt động có 6 lớp như sau: (1) Động từ chỉ hoạt động, tác động như là: chặt, bóp, ném, bắn…; (2) động từ sai khiến: xin, đề nghị, yêu cầu, khuyên…; (3) động từ trao nhận: cho, hiến, nhận, ban, phát, trao; (4)

động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống…; (5) động từ nhận thức tâm lý: hiểu, biết, thấy, lo sợ, yêu…; (6) động từ tư thế: ngủ, ngồi, nằm, đứngĐộng từ tình thái có 4 lớp: (1) Động từ tồn tại: có, còn, sống, chết…; (2) động từ so sánh: giống,

giống như, y hệt…; (3) động từ biến hóa: hóa thành, trở nên, trở thành…; (4) động

từ tình thái: thôi, ngưng, ngừng, bỏ, nghỉ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát văn bản Hiến pháp 2013 nhận thấy rằng, động từ chiếm số lượng lớn thứ 2 trong các từ loại (35,33%). Các động từ có tần số xuất hiện nhiều là:

(118 lần), (91 lần), được (84 lần), thực hiện (68 lần), quyết định (60 lần), bảo vệ

(48 lần), phát triển (29 lần), bảo đảm (28 lần), phải (27 lần), xây dựng (26 lần)… Trong văn bản Hiến pháp 2013, động từ có hai lớp chiếm ưu thế là động từ sai khiến và động từ tình thái.

a) Động từ sai khiến trong Hiến pháp 2013, chủ yếu là các động từ: yêu cầu, đề nghị. Ví dụ:

- Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp

thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. (khoản

3, điều 80, Hiến pháp 2013).

- Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch

nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. (điều

90, Hiến pháp 2013).

- Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.

(khoản 2, điều 85, Hiến pháp 2013).

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến

pháp. (khoản 1, điều 120, Hiến pháp 2013).

b) Động từ tình thái

Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm - ngữ nghĩa - ngữ pháp, Nxb Giáo dục, H., đã hoàn toàn tán thành quan niệm của T.Givón khi ông viết: “Vị

từ tình thái như Huỳnh Văn Thông (1996) quan niệm, theo một nghĩa rộng và có phần ước định, là những vị từ ngoại động đòi hỏi một bổ ngữ vị ngữ (nghĩa là cần có một ngữ đoạn vị từ làm bổ ngữ trực tiếp - thay vì một ngữ đoạn danh từ thường làm bổ ngữ cho các vị từ ngoại động không phải là vị từ tình thái) cùng chung một chủ thể với nó (cf. định nghĩa của T.Givón (1973:894) dùng cho cái mà ông gọi là “M-verbs”)”.

Khái niệm tình thái thường được dùng để chỉ những mối quan hệ của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với hiện thực cũng như quan điểm, thái độ đánh giá của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu nói, với người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thường phân chia tình thái trong ngôn ngữ thành ba loại chính là: (1) Tình thái nhận thức: chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói , bao gồm cả sự xác nhận cũng như những bảo đảm cá nhân đối với điều họ nói ra, xét trên khía cạnh đúng, sai; (2) tình thái chức phận (đạo nghĩa) là thái độ của người nói đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện trên khái cạnh đạo nghĩa (đạo lý, nghĩa vụ); (3) tình thái năng động là ý nguyện của chủ ngữ câu hướng tới khả năng tiềm ẩn, ý nguyện hoặc khuynh hướng của chủ ngữ câu. Các phương tiện biểu thị tình thái rất đa dạng, có thể hiển minh hoặc hàm ẩn như: phương tiện ngữ âm, phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp. Xét riêng trên bình diện từ vựng, các phương tiện biểu thị tình thái cơ bản nhất có thể kể đến là: động từ tình thái, tổ hợp tình thái, tiểu từ tình thái, động từ ngôn hành, các động từ thái độ mệnh đề.

Hiến pháp có chức năng chính là quy định những vấn đề cơ bản như chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, thể chế Nhà nước và các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của các thể chế đó. Do đó, để làm được điều này trong Hiến pháp sử dụng các phương tiện từ vựng mà tiêu biểu là các động từ tình thái, tổ hợp động từ tình thái, đó là các cụm từ chỉ ý nghĩa tình thái.

Trong Hiến pháp 2013, động từ tình thái được dùng để biểu hiện tình thái bắt buộc, phổ biến nhất là từ phải (27 lần), các tổ hợp từ như: có trách nhiệm (11 lần),

có nhiệm vụ (5 lần). Trong đó, sự xuất hiện của từ phải khá phổ biến mang tính bắt buộc cao nhất, làm tăng hiệu lực cho những lời yêu cầu.

Ví dụ:

- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật

Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo

pháp luật Việt Nam. (điều 48, Hiến pháp 2013).

- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc

phòng toàn dân. (khoản 2, điều 45, Hiến pháp 2013).

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. (khoản 2, điều 45, Hiến pháp 2013).

- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (khoản 3, điều 102, Hiến pháp 2013).

Đối với nghĩa tình thái cấm đoán của động từ tình thái, động từ/cụm động từ được dùng chủ yếu trong Hiến pháp 2013 là: không được (4 lần), nghiêm cấm (7 lần).

Ví dụ:

- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi

ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. (khoản 4, điều 15,

Hiến pháp 2013).

- Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. (khoản 1, điều 37, Hiến pháp 2013).

Qua đó cho thấy, xét trên bình diện giao tiếp thì Hiến pháp thực chất là sự giao tiếp giữa bên phát và bên nhận, sự giao tiếp ở đây mang tính một chiều, áp đặt. Quốc hội là bên đưa ra phát ngôn, mang tính chất mệnh lệnh, còn công dân là bên

phải thực hiện. Vì vậy, động từ sai khiến, động từ tình thái là những phương tiện từ ngữ tối ưu nhất để thực hiện chức năng này trong bản Hiến pháp 2013.

3.1.3. Tính từ

Tính từ là thực từ có ý nghĩa tính chất hiểu như là đặc trưng trực tiếp của sự vật, hiện tượng kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kỳ, hơi, khí, quá hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kỳ, thường làm định và vị ngữ trong câu. [2].

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 có 132 tính từ, chiếm 11,49%. Những tính từ xuất hiện với tần suất cao là: bình đẳng (11 lần), hợp pháp (11 lần), tự do (10 lần), dân chủ (9 lần), công khai (7 lần), chính đáng (6 lần), công bằng (6 lần)… Những tính từ này được sử dụng với tần suất cao, vì đó là những tính từ chỉ tính chất, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngoài những tính từ chỉ tính chất chung thể hiện những vấn đề bản chất nhất của nhà nước thì trong Hiến pháp 2013 còn có những tính từ minh định những sự việc, đối tượng cụ thể. Những tính từ này có tần suất xuất hiện ít hơn, thường chỉ xuất hiện 1, 2 lần trong những trường hợp cụ thể.

3.1.4. Đại từ

Đại từ là từ loại có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng không phải là thực từ. Nếu coi chức năng thay thế chỉ trỏ là bản chất ý nghĩa của đại từ thì đó là một ý nghĩa có tính chất trung gian giữa từ vựng và ngữ pháp, và đại từ là một từ loại có vị trí riêng biệt. [10, tr. 43-44].

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 chúng tôi nhận thấy có 09 đại từ xuất hiện:

mình (13 lần), đó (10 lần), này (7 lần), ai (7 lần), đây (5 lần), nào (3 lần), ta (2 lần),

nay (1 lần), tất cả (1 lần).

Văn bản pháp luật nói chung và Hiến pháp nói riêng có một đặc tính quan trọng đó là việc dùng nhiều phép lặp từ vựng, rất ít khi sử dụng phép thế, vì vậy mà số lượng đại từ trong Hiến pháp 2013 rất ít. Đinh Trọng Lạc, trong Phong cách học

tiếng Việt đã đề cập đến vấn đề này như sau: “Phong cách hành chính rất hay lặp lại, đặc biệt là danh từ, ngay trong một đoạn văn ngắn, không sợ câu văn nặng nề, đơn điệu”. [31, tr. 46]. Có thể nhận thấy, phép lặp từ vựng là một đặc trưng về cách sử dụng từ ngữ trong văn bản Hiến pháp, nhằm nhấn mạnh tính chính xác, khách quan cho văn bản pháp luật.

3.1.5. Liên từ

Trong tiếng Việt có hai loại liên từ: liên từ chính phụ (liên từ phụ thuộc) và

liên từ đẳng lập (liên từ đẳng kết). Trong Hiến pháp 2013 sử dụng cả hai loại liên từ này. Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 chúng tôi nhận thấy liên từ đẳng lập

xuất hiện 293 lần và liên từ hoặc xuất hiện 40 lần.

Liên từ được xuất hiện nhiều nhất so với các từ khác trong Hiến pháp 2013, bởi vì là một liên từ đẳng lập nhằm nối từ với từ, nối các vế câu lại với nhau để tạo sự cân đối, tiếp đến là trong Hiến pháp để đảm bảo tính chính xác, phép liệt kê kết thúc dùng từ được vận dụng một cách triệt để. Kết thúc phép liệt kê, trước một sự vật, hiện tượng, hành động được liệt kê, Hiến pháp sử dụng liên từ . Có nhiều phép liệt kê sử dụng liên từ trong văn bản Hiến pháp 2013.

Ví dụ: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ,

Một phần của tài liệu (Trang 68)