Các lớp từ vựng xét theo bình diện phong cách học

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 68)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Các lớp từ vựng xét theo bình diện phong cách học

Nếu xét theo bình diện phong cách học, người ta có thể xem xét đơn vị từ vựng ở các bình diện từ đơn phong cách và từ đa phong cách, sắc thái tích cực và sắc thái tiêu cực của lớp từ vựng đó và các nhà phong cách học thường chú trọng nhất là các khía cạnh sắc thái biểu cảm và màu sắc phong cách. Theo Cù Đình Tú trong Phong cách học tiếng Việt: Từ có ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng (gọi là nghĩa của từ). Nghĩa của từ gồm có nghĩa chỉ xuất và nghĩa hàm chỉ, trong đó nghĩa chỉ xuất là yếu tố bắt buộc. Nghĩa chỉ xuất của từ biểu thị phần nội dung thuần lôgíc - trí tuệ của từ. Nghĩa hàm chỉ của từ gồm có sắc thái phong cách và sắc thái biểu cảm. Sắc thái phong cách của từ gợi cho ta liên tưởng đến phong cách ngôn ngữ mà từ thường được sử dụng. Phạm vi sử dụng càng hạn chế thì sắc thái phong cách của từ hiện ra càng rõ nét. Sắc thái biểu cảm của từ biểu thị tình cảm chủ quan và thái độ đánh giá chủ quan đối với đối tượng được nói đến.

Về phương diện căn cứ phân loại từ ngữ thì sắc thái phong cách tỏ ra có nhiều ưu thế so với sắc thái biểu cảm: được xác định khách quan bởi từ ngữ bao giờ cũng phải gắn với những phong cách nhất định. Các phong cách khẩu ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật thường sử dụng các từ ngữ biểu cảm. Các phong cách hành chính, khoa học thường sử dụng các từ ngữ trung hòa.

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy hầu hết các lớp từ vựng được sử dụng là những từ ngữ chính xác về mặt nội dung và những từ ngữ trang trọng hoặc từ ngữ trung hòa về mặt sắc thái biểu cảm.

Những từ ngữ này biểu thị những khái niệm trừu tượng, những quan niệm lí thuyết trong đời sống chính trị, tư tưởng của dân tộc, của các giai cấp. Những từ ngữ này ít mang sắc thái biểu cảm, nhưng phần nội dung, khái niệm luôn luôn biểu thị quan điểm giai cấp, lập trường chính trị. Từ chính trị có thể được xem là một loại thuật ngữ khoa học bởi nội dung khái niệm của nó là được xác định, các từ chính trị có quan hệ với nhau và lập thành những hệ thống khái niệm nhất định, bởi hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Như thế, tiêu chuẩn đánh giá từ chính trị cũng như các thuật ngữ khoa học, không thể là yếu tố gợi hình, gợi cảm mà là ở khả năng biểu thị những khái niệm trừu tượng của chúng.

Ngôn ngữ sử dụng trong bản Hiến pháp 2013 thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách quan, từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ lớn. Không dùng các từ ngữ khẩu ngữ, bởi vì sắc thái biểu cảm âm tính có tính chất đánh giá chủ quan của nhiều từ ngữ khẩu ngữ không thích hợp với tính chất thể chế, trang trọng cần phải có của văn bản Hiến pháp và của phong cách hành chính - công vụ. Đồng thời, sử dụng từ ngữ chính xác, nội dung luôn luôn được xác định, bởi vì sự mơ hồ của nội dung từ ngữ sẽ gây ra những hậu quả không thể lường hết được trong quá trình thực hiện theo văn bản hành chính - công vụ.

Đặc biệt, qua khảo sát từ ngữ trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy

từ “Nhân dân” được viết hoa, dù không phải là từ đứng ở vị trí đầu câu. Điều đó

thể hiện ý nghĩa vô cùng to lớn trong một văn bản mang tính chính trị - pháp lý cao nhất của đất nước. Bởi vì, Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước và do đó Nhân dân là chủ thể của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong các bản Hiến pháp trước đây, bên cạnh từ

được “vinh dự” này. Từ “Nhân dân” được viết hoa trong Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định rõ nét, đồng thời nhấn mạnh vị trí người chủ đích thực của quyền lực, đó là Nhân dân, chính Nhân dân là chủ, Nhân dân làm chủ.

2.5. Tiểu kết

Trong chương 2 này, chúng tôi đã trình bày những đặc điểm chung nhất về từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo các tiêu chí: từ vựng học, cấu tạo từ, phạm vi biểu vật và theo bình diện phong cách học. Đây là những đặc điểm quan trọng nhất, đặc trưng nhất về từ vựng của bản Hiến pháp 2013, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ là: tính chính xác, tính khuôn mẫu, tính trang trọng và tính khái quát.

- Theo tiêu chí từ vừng học, ở góc độ nguồn gốc, thì không có từ nào có nguồn

gốc Ấn - Âu xuất hiện trong nội dung chính của bản Hiến pháp 2013; từ Hán Việt chiếm đa số, khoảng gần 80%. Do đặc điểm của từ Hán Việt là có tính chất trang trọng, chính xác và tính đơn nghĩa; tuy nhiên từ Hán Việt còn có tính trừu tượng, khó hiểu, nên bên cạnh đó, một số lượng từ thuần Việt cũng được sử dụng trong bản Hiến pháp 2013. Ở góc độ phạm vi sử dụng, lớp từ vựng được sử dụng chủ yếu trong bản Hiến pháp 2013 là thuật ngữ, lớp từ vựng toàn dân; không sử dụng từ vựng địa phương, từ nghề nghiệp và tiếng lóng. Hiến pháp là luật gốc, văn bản thuộc chuyên môn của ngành luật, nên từ vựng trong Hiến pháp 2013 dày đặc các thuật ngữ luật, mà cụ thể là luật Hiến pháp. Vì vậy, chúng tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát, miêu tả đặc điểm hệ thống thuật ngữ để làm rõ những đặc trưng cơ bản nhất của từ vựng trong bản Hiến pháp 2013.

- Theo tiêu chí cấu tạo từ, Hiến pháp 2013 chủ yếu sử dụng từ ghép, cụ thể là

ghép đẳng lập. Không có từ láy nào xuất hiện trong bản Hiến pháp 2013, vì từ láy là những từ có tính biểu cảm, tính hình ảnh, không thích hợp với ngôn ngữ pháp luật. Từ đơn cũng được sử dụng một cách hạn chế, trong trường hợp không có từ ghép tương ứng. Ngữ định danh cũng được sử dụng tương đối nhiều trong văn bản Hiến pháp 2013. Bởi vì, đây là một loại phương tiện, một loại biện pháp nhằm khắc phục

phần nào tính có hạn của các từ, tính không hàm súc, không cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. Đối chiếu với các từ và cụm từ tự do về ngữ nghĩa chúng tôi nhận thấy hầu như tất cả các ngữ định danh đều có cấu trúc ngữ nghĩa tương đương với ngữ nghĩa của một cụm từ tự do. Và, đây là đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của ngữ định danh.

- Theo tiêu chí phạm vi biểu vật, trong bản Hiến pháp 2013 có một bộ phận lớn các từ mà ý nghĩa biểu vật của chúng trùng hợp với sự vật, hiện tượng, tính chất... ngoài ngôn ngữ, đó các từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học. Ý nghĩa biểu vật của từ trong văn bản Hiến pháp 2013 có tính khái quát, nhưng cách khái quát không giống nhau. Sự khác nhau về mặt này thể hiện ở phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị; có những từ chỉ những loại rộng, có những từ chỉ loại hẹp và các loại hẹp này là những loại nhỏ nằm trong các loại lớn. Để hiểu được từ, việc nắm được các ý nghĩa biểu vật của nó là bước đầu cần thiết.

- Về bình diện phong cách học, trong bản Hiến pháp 2013, từ ngữ được lựa chọn khắt khe, đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng; không dùng những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang tính chất hình ảnh, có tính biểu tượng; không dùng từ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng; không dùng những từ mang màu sắc hội thoại, khẩu ngữ, thông tục..., nhằm trách gây hiểu lầm, để có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc. Vì màu sắc biểu cảm, cảm xúc có tính chất đánh giá chủ quan của những từ này không thích hợp với tính chất thể chế, pháp quy, tính chất nghiêm túc, trang trọng cần phải có của phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ nói chung và văn bản Hiến pháp nói riêng.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013

Hiến pháp là đạo luật gốc, tiêu biểu nhất của hệ thống văn bản pháp luật, thuộc PCCNNN hành chính - công vụ, nên bên cạnh việc sử dụng hệ thống từ vựng với những đặc trưng cơ bản như đã nêu ở chương 2 của luận văn này, thì yếu tố ngữ pháp văn bản cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để đáp ứng được yêu cầu của văn bản Hiến pháp là tính chuẩn mực, tính chính xác, tính trang trọng và tính khái quát cao. Trong phần chương 3 này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát, miêu tả các đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt được sử dụng trong văn bản Hiến pháp 2013.

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)