Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí cấu trúc

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 91)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013

3.2.2.Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí cấu trúc

3.2. Đặc điểm cú pháp của văn bản Hiến pháp 2013

3.2.2.Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí cấu trúc

Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất theo quan niệm về câu của Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng ViệtNgữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Cụ thể là: Câu đơn là câu chỉ có một nòng chốt C - V.

Câu ghép là câu có hai nòng cốt C - V trở lên, trong đó C - V này không bao hàm C - V kia.

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 (các cụm danh từ là tiêu đề của các chương trong bản Hiến pháp 2013, nó có thể được hiểu là câu đơn đặc biệt, tuy nhiên chúng tôi chỉ khảo sát, phân tích các loại câu trong Lời nói đầu và nội dung chính của bản Hiến pháp 2013), có kết quả như sau:

Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các loại câu trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu trúc

Các loại câu trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu trúc

Số lượng câu Tỉ lệ (%) Câu đơn 188 57,31 Câu ghép 140 42,68 Tổng 328 100 3.2.2.1. Câu đơn

a) Câu đơn bình thường là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C - V và tạo nên một chỉnh thể thống nhất (thường gọi là nòng cốt). [33, tr. 118].

Câu đơn hai thành phần là câu đơn có một cụm chủ - vị duy nhất làm thành nòng cốt câu. Câu đơn hai thành phần chiếm vị trí trung tâm và chủ yếu của việc mô tả ngữ pháp về câu. Vì câu đơn hai thành phần có sự tương ứng với tổ chức của một phán đoán logic tối giản và, mặt khác ở nó hội đủ các đặc trưng cơ bản của phần cú pháp học về câu (xét ở mặt ngữ pháp), nó được sử dụng rộng rãi nhất và được dùng làm cơ sở cho những kiểu câu có cấu tạo lớn hơn (câu đơn mở rộng nòng cốt câu, câu phức thành phần, và nhất là câu ghép).

Chủ ngữ và vị ngữ, như thường hiểu, là hai thành phần có quan hệ với nhau.

Chủ ngữ nêu lên cái đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp

trong vị ngữ, và thường đứng trước vị ngữ. Vị ngữ nói lên cái đặc trưng (quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động) vốn có ở vật nêu ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt một cách hợp lý cho vật đó, và thường đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ một số câu đơn trong bản Hiến pháp 2013 như: - Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.

- Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. - Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

- Mọi người có quyền sống.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. - Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. - Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Đặc điểm của câu đơn bình thường: (1) Về ý nghĩa: câu đơn đã biểu đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn. Người nghe, người đọc hiểu được chủ ngữ của câu là gì, là ai và biết được nội dung suy nghĩ, thông báo của chủ ngữ đó như thế nào. (2) Về

ngữ pháp: câu đơn thường có tính chất độc lập về ngữ pháp, có đủ nòng cốt C - V,

có ngữ điệu kết thúc.

Biểu hiện của câu đơn bình thường: Thông thường, câu đơn bình thường có chủ

ngữ là danh từ (hay cụm danh), vị ngữ là động từ, tính từ (hay cụm động, cụm tính). Trong bản Hiến pháp 2013, có các loại câu đơn bình thường sau đây:

- Vị ngữ do động từ và tính từ đảm nhận. Ví dụ: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. (khoản 3, điều 5). Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.

(khoản 1, điều 36). Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. (khoản 1, điều 15).

- Có khi vị ngữ do danh từ đảm nhận. Ví dụ: Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt

(khoản 3, điều 5). Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội

- Câu đơn mở rộng một kết cấu C - V. Ví dụ: Hiến pháp là luật cơ bản của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. (khoản 1,

điều 119).

- Câu đơn mở rộng thành phần sau đây: (1) Trạng ngữ: Ví dụ:

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội / được công nhận, tôn trọng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. (khoản 1, điều 14).

- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới / phải

được bầu xong (khoản 2, điều 71).

(2) Thành phần chú thích hay còn gọi là giải ngữ, chú ngữ, thành phần xen kẻ: Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (khoản 1, điều 4, Hiến pháp 2013).

(3) Khởi ngữ hay đề ngữ: Ví dụ: Thuốc, ông ấy / không / hút / một điếu.

(4) Tình thái ngữ: Ví dụ: Hình như / chị Hoa / đang đến.

(3), (4): Trong Hiến pháp 2013 không có câu nào thuộc dạng này.

Phân tích thành phần câu của một số câu đơn trong bản Hiến pháp 2013:

- Trải qua mấy nghìn năm lịch sử,/ Nhân dân Việt Nam / lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng / để dựng nước và giữ nước,/ đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất / và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. (Đây là câu đơn, có cấu trúc như sau: Trạng ngữ 1 / C - V1 / trạng ngữ 2 / V2, V3).

- Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,/ Nhân dân ta / tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân

- Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, / được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, / Nhân dân ta / đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, / đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, / đưa đất

nước đi lên chủ nghĩa xã hội. (Đây là câu đơn, có cấu trúc như sau: Trạng ngữ 1,

trạng ngữ 2 / C - V1, V2, V3).

- Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, / kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, / Nhân dân Việt Nam / xây dựng, thi hành / và bảo vệ Hiến pháp này / vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

(Đây là câu đơn, có cấu trúc như sau: V1, V2, C - V1, V2 / trạng ngữ).

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam / là một nước độc lập, / có chủ quyền, thống nhất / và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và

vùng trời. (điều 1, Hiến pháp 2013). (Đây là câu đơn, có cấu trúc như sau: C - V1,

V2, V3).

- Đảng Cộng sản Việt Nam / - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, / là lực lượng lãnh đạo

Nhà nước và xã hội. (khoản 1, điều 4, Hiến pháp 2013). (Đây là câu đơn, có cấu trúc

như sau: C - chú ngữ - V).

- Các cơ quan nhà nước,/ cán bộ,/ công chức/, viên chức/ phải tôn trọng Nhân dân,/ tận tụy phục vụ Nhân dân,/ liên hệ chặt chẽ với Nhân dân/, lắng nghe ý kiến / và chịu sự giám sát của Nhân dân;/ kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng

phí/ và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền./ (khoản 2, điều 8, Hiến pháp

2013). (Đây là câu đơn, có cấu trúc như sau: C1, C2, C3, C4 - V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7).

- Công đoàn Việt Nam/ là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động/ được thành lập trên cơ sở tự nguyện,/ đại diện cho người lao

động,/ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;/ tham gia quản lý nhà nước,/ quản lý kinh tế - xã hội;/ tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;/ tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp

luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (điều 10, Hiến pháp 2013). (Đây là câu đơn, có

cấu trúc như sau: C1 - V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7, V8).

b) Câu đơn đặc biệt được làm thành một từ hoặc một cụm từ (cụm danh, cụm

động, cụm tính). Câu đơn đặc biệt được phân thành hai nhóm: câu đơn đặc biệt do danh từ (cụm danh từ) đảm nhận và câu đơn đặc biệt do vị từ đảm nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khảo sát trong Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy những câu sau đây được xác định là câu đơn đặc biệt, vì chủ ngữ trong các câu này tuy vắng mặt, không được nhắc đến nhưng có thể xác định nhờ ngữ cảnh.

Ví dụ: Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nghiêm

cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng... Bên

cạnh đó, các câu chủ đề như: Lời nói đầu, Chương 1, chương 2, điều 1, điều 2…, hoặc câu chủ đề của từng chương cũng được xem là câu đơn đặc biệt. Ví dụ: Chế độ

chính trị, Bảo vệ Tổ quốc, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Chính quyền địa

phương…

Như vậy, có thể nhận thấy câu đơn được sử dụng trong Hiến pháp 2013 chiếm tỉ lệ cao, kiểu câu chủ yếu theo trật tự thuận (chủ ngữ - vị ngữ, bổ ngữ), câu gồm một chủ ngữ và nhiều vị ngữ, câu đơn có kết cấu nhiều lớp.

3.2.2.2. Câu ghép

Trong quá trình tư duy và giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường đề cập đến nhiều phán đoán phức tạp. Cho nên, bên cạnh câu đơn, chúng ta còn dùng nhiều cấu trúc phức tạp. Câu ghép chính là biểu hiện của cấu trúc phức tạp đó.

chủ - vị nào bao kết cấu chủ - vị nào; mỗi kết cấu chủ vị diễn đạt một sự việc (còn gọi là sự thể), và các sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ nào đó. [4, tr. 165]. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên thì cho rằng: “Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C - V (hoặc hai trung tâm vị ngữ tính) trở lên, trong đó C - V này không bao hàm C - V kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa”. [33, tr. 124].

Truyền thống ngữ pháp xưa nay vẫn chia thành câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Câu ghép đẳng lập gồm tất cả các loại câu không có quan hệ từ hoặc có quan hệ từ đẳng lập: và, hay, hoặcCâu ghép chính phụ gồm những câu ghép có quan hệ từ chính phụ (hoặc là quan hệ qua lại) như: vì… nên, tuy… nhưng, dù…

nhưng, bởi…nên

Trên thực tế, loại câu không có quan hệ từ và phó từ liên kết thì ý nghĩa của chúng không xác định, bởi thiếu phương tiện hình thức để xếp chúng là quan hệ chính phụ hay quan hệ đẳng lập. Vì vậy, chúng tôi xếp những câu có quan hệ từ đẳng lập hay chính phụ vào một kiểu, những câu không có từ liên kết thành một kiểu khác.

a) Câu ghép đẳng lập là loại câu ghép bao gồm nhiều cú (hay mệnh đề, đoạn

câu) ghép với nhau bình đẳng thông qua các quan hệ từ: và, hay, song, hoặc, nhưng, mà rồi…

Trong Hiến pháp 2013, có một số kiểu câu ghép đẳng lập sau:

- Cách mạng tháng Tám / thành công, / ngày 2 tháng 9 năm 1945, / Chủ tịch Hồ Chí Minh / đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Đây là câu ghép đẳng lập nối tiếp, có cấu trúc như sau: C1 - V1 / trạng ngữ / C2 - V2).

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. (Đây là câu ghép đẳng lập, có kết cấu C1 - V1; C2 - V2).

- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định

(khoản 2, điều 20, Hiến pháp 2013). (Mệnh đề thứ nhất: Nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân thì không ai bị bắt; từ thì bị lượt bỏ để đảo vị trí - đây là câu ghép chính phụ điều kiện,

giả thiết - kết quả. Mệnh đề thứ 2: là một câu đặc biệt (vị từ + bổ ngữ: trừ trường

hợp/ (người đó) phạm tội quả tang) có quan hệ với mệnh đề trước theo quan hệ đẳng lập. Theo Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, gọi đây là câu hỗn hợp).

b) Câu ghép chính phụ là câu ghép gồm hai cú, trong đó một cú chính và một

cú phụ để bổ sung những ý nghĩa phụ cho cú chính.

Ví dụ câu ghép chính phụ trong bản Hiến pháp 2013: Không ai được tự ý vào

chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. (khoản 2, điều 22). (Đây là

câu ghép chính phụ, thông thường vế trước là phụ, vế sau là chính, nhưng trong trường hợp này đưa vế chính lên trước vế phụ).

Qua khảo sát trên cho thấy câu đơn được dùng trong văn bản Hiến pháp 2013 chiếm tỉ lệ cao (chiếm 57,31%) và các thành phần cấu tạo câu theo trật tự thuận. Điều đó có thể lý giải rằng, câu đơn có kết câu đơn giản nhưng diễn đạt được nội dung một cách chính xác, rõ ràng nên nó đáp ứng được yêu cầu của văn bản Hiến pháp. Đặc biệt có thể nhận thấy, câu đơn có cấu trúc một chủ ngữ nhưng có nhiều vị ngữ và các thành phần phụ khác như trạng ngữ, bổ ngữ, chú ngữ… để liệt kê những nội dung có liên quan đến chủ thể cần đề cập trong một câu.

Câu ghép được sử dụng trong Hiến pháp 2013 chiếm tỉ lệ 42,68%, chủ yếu là câu ghép đẳng lập. Điều đó nói lên rằng, khi soạn thảo Hiến pháp, bên cạnh yếu tố từ vựng - ngữ nghĩa, các nhà lập hiến cũng đã chú ý sử dụng các loại câu với những yêu cầu hết sức chặt chẽ, có tính chuẩn mực về mặt ngữ pháp văn bản, nhất là sử dụng các kiểu câu phù hợp nhất để trình bày, diễn đạt những nội dung của bản Hiến pháp, bởi vì Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, đòi hỏi tính khái quát, quy định những vấn đề chung nhất của Nhà nước và các cơ quan trong hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 91)