Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí mức độ sử dụng

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí mức độ sử dụng

Theo tiêu chí mức độ sử dụng, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chia ra các lớp từ vựng sau: Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực; từ vựng cổ và từ vựng lịch sử; từ ngữ mới và ý nghĩa mới.

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy hầu hết các từ vựng được sử dụng thuộc lớp từ vựng tích cực. Điều này là tất yếu, bởi vì từ vựng tích cực là những từ quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong phạm vi nào đó của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ vựng tích cực không mang sắc thái cổ cũng không mang sắc thái mới. Nó có thể bao gồm những từ sử dụng toàn dân cũng như những từ sử dụng hạn chế. Ngược lại, từ vựng tiêu cực là những từ ít dùng hoặc không được dùng. Nó bao gồm các từ ngữ đã lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa được dùng rộng rãi. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ, thường xuyên nảy sinh những từ mới và nghĩa mới, đồng thời cũng có nhiều từ cũ, nghĩa cũ bị đào thải. Do đó, cả hai lớp từ vựng mới và từ vựng cổ đều thuộc từ vựng tiêu cực.

Đồng thời, từ ngữ sử dụng trong Hiến pháp đòi hỏi cao ở tính khái quát và tính toàn dân, đặc biệt với bản Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp hiện đại, mới nhất được sửa đổi, bổ sung nên lớp từ vựng cổ hầu như không được sử dụng. (Bởi lý do từ ngữ cổ là những từ ngữ được sử dụng trong quá khứ, hiện nay không được sử dụng nữa vì đã có những từ ngữ mới thay thế đó là những từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự xuất hiện của các từ đồng nghĩa tương ứng ở giai đoạn hiện nay làm cho chúng trở nên lỗi thời. Ví dụ: Một vùng cỏ áy bóng tà. Từ áy là từ cổ đã được thay thể bởi từ

héo, úa. Một ví dụ khác: Nhà ngặt ít kẻ han. Từ han hiện nay không được sử dụng độc lập, vì đã có từ mới thay thể đó là từ hỏi nên han chỉ còn là một yếu tố cấu tạo từ trong hỏi han. Ngặt theo nghĩa cũ là không có tài sản; còn nghèo là rơi vào tình thế quẩn bách. Hiện nay hai từ này đã hoán đổi nghĩa cho nhau).

Cũng như vậy, bản Hiến pháp 2013 không sử dụng từ lịch sử nào. (Từ ngữ lịch sử hiểu theo nghĩa ngôn ngữ học là những từ ngữ được sử dụng trong quá khứ và

hiện nay từ ngữ đó vẫn còn tồn tại, nhưng đã trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã bị mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, hiện tượng bị mất đi, các tên gọi của các sự vật, hiện tượng này tự nhiên ít hoặc không được dùng nữa. Ví dụ như các từ: hoàng đế, hoàng hậu, tể tướng, công chúa, phò mã, thị lang… mặc dù trong tiếng Việt các từ ngữ này vẫn còn nhưng trong thực tế đối tượng biểu thị của chúng không còn nữa).

Từ ngữ mới là những từ ngữ mới xuất hiện cho nên chưa quen thuộc và chưa

được dùng phổ biến. Căn cứ vào đối tượng mà những từ ngữ này biểu thị có thể chia chúng thành hai loại: (1) từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới nảy sinh; (2) những từ ngữ là tên gọi mới của những đối tượng đã có tên gọi; trong loại này chúng ta cần phân biệt tên gọi thuần túy định danh và tên gọi mới có tính chất định danh - tu từ. Ngoài nội dung trí tuệ, những tên gọi định danh - tu từ còn mang cả giá trị biểu cảm. (Ví dụ như: Đầu tàu: nghĩa cũ là con ngựa thủ lĩnh trong một đàn ngựa; nghĩa thứ hai là đầu của tàu lửa, có chức năng kéo theo những toa còn lại. Nhưng khi nói: Đà Nẵng phải là đầu tàu của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, thì từ đầu tàu được hiểu theo nghĩa là động lực, đi trước. Hoặc như các từ: ôxi hóa, hủ hóa. Hủ có nghĩa là cũ nát, hư hỏng, biến chất. Hủ hóa: trở nên hư hỏng, biến chất; nhưng hiện nay từ hủ hóa thường được dùng để nói về hiện tượng một cán bộ có quan hệ nam nữ không nằm trong khế ước xã hội.).

Tương tự như vậy, khảo sát trong Hiến pháp 2013, chúng tôi tìm thấy có một số từ ngữ mới và ý nghĩa mới như: công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ công nghiệp hóa có các nghĩa sau: (1) công nghiệp: sự nghiệp và công trạng của một triều đại. Ví dụ tên sách của Nguyễn Khoa Chiêm: Nam triều công nghiệp diễn chí; (2) công

nghiệp: những ngành, nghề sản xuất gắn liền với máy móc: công nghiệp nặng, công

nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp… Như vậy, công nghiệp hóa là biến các ngành công nghiệp sản xuất bằng phương tiện thủ công, lạc hậu trở thành các ngành công nghiệp sử dụng chủ yếu bằng thiết bị máy móc. “Công nghiệp hóa” là từ Hán Việt được hình thành ở Việt Nam và cách kết hợp này đã tồn tại từ lâu. Tương tự như vậy với từ hiện đại hóa; hiện là nhìn thấy lúc đó, đại là đời, thời; hiện đại theo

nghĩa thứ nhất là cái thời vào thời điểm nói; hiện đại theo nghĩa thứ hai là một cái gì mới mẽ vừa xuất hiện so với thời điểm nói. Như vậy,“hiện đại hóa” được hiểu theo nghĩa là biến những cái cũ, lạc hậu trở thành cái mới mẽ, cái hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 55)