7. Bố cục của luận văn
1.2.4. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
Qua khảo sát các bản Hiến pháp của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng, ngôn ngữ trong các bản Hiến pháp có những đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, ngôn ngữ sử dụng trong các bản Hiến pháp Việt Nam là tiếng Việt,
mặc dù trong 04 bản Hiến pháp trước Hiến pháp 2013 không có điều khoản nào quy định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức. Tiếng Việt sử dụng trong Hiến pháp là tiếng Việt phổ thông, chuẩn mực, có tính chính xác với cách diễn đạt rõ ràng, khoa học nhưng vẫn thể hiện được tính đại chúng cao, gần gũi với mọi người dân.
Thứ hai, về mặt nguyên tắc, mỗi từ ngữ sử dụng trong Hiến pháp đều được hiểu theo một nghĩa nhất định. Ngôn ngữ trong Hiến pháp đảm bảo tính nghiêm túc của văn bản pháp luật. Trong Hiến pháp không sử dụng từ đa nghĩa, ẩn dụ để tránh cho người tiếp nhận có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung văn bản, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, tính chính xác của văn bản yêu cầu không chỉ ở chính tả, về nghĩa của
câu của các bản Hiến pháp không chỉ đầy đủ các thành phần chính của câu như chủ ngữ và vị ngữ, đủ ý, mà còn thể hiện sự ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và chính xác cao. Hiến pháp sử dụng vốn từ sâu rộng và có khả năng kết hợp từ ngữ một cách chặt chẽ, logic và đúng ngữ pháp. Các loại dấu câu đều được dùng trong Hiến pháp trừ dấu chấm than (!) và dấu hỏi chấm (?).
Thứ tư, trong Hiến pháp sử dụng một hệ thống thuật ngữ phong phú và đa dạng. Hệ thống thuật ngữ trong Hiến pháp là một hệ thống phức hợp của chuyên ngành luật học và thuật ngữ liên quan đến đối tượng mà văn bản luật đó hướng tới điều chỉnh.