Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 58)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ

Theo Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ): Trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường quen gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”, ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, như, đã, sẽ, tri, thức… Mỗi một tiếng như thế chính là một đơn vị gốc, - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt: tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng “đơn giản nhất về mặt tổ chức” và “có giá trị về mặt ngữ pháp”.

Về một số phương diện, từ ghép cũng giống như từ đơn: từ ghép phần lớn cũng là loại đơn vị đã cho sẵn trong ngôn ngữ, có thể thống kê sắp xếp vào từ điển chứ không phải là loại đơn vị do chúng ta tự ý tạo ra trong khi nói; từ ghép cũng được xem là loại đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa, mà có thể đem sử dụng độc lập được; ở trong câu nói, từ ghép cũng có thể giữ những chức năng giống như từ đơn và do đó có thể đem thay thế cho từ đơn được… Nhưng đứng về mặt cấu tạo mà nói thì từ ghép khác hẳn từ đơn, khác một cách cơ bản. Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản. Từ ghép, trái lại, là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ này hay quan hệ nọ. Từ ghép là một loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng, nói chung, và cao hơn từ đơn, nói riêng, một bậc. [8, tr. 51].

Theo quan điểm của Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt : Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng (hình vị trong tiếng Việt). Từ đơn vị cơ bản đó, người ta có các phương thức cấu tạo từ ngữ: bằng cách dùng một tiếng, hoặc tổ hợp các tiếng lại theo một cách nào đó. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Như vậy, từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ). Ví dụ: phương thức láy tác động vào hình vị mênh, cho ta hình vị láy mông. Hình vị láy và hình vị cơ sở làm thành từ mênh mông; tương tự như vậy với các từ láy: dễ dãi, dễ dàng, sóng sánh, lúng túng…

Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân chia từ ghép tiếng Việt như sau: Từ ghép đẳng lập: là những từ ghép mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Từ ghép chính phụ: là những từ ghép có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa hoặc gia giảm sắc thái cho thành tố chính.

Ngữ cố định là các cụm từ có kết cấu chặt chẽ, khó có thể chêm xen, đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ. Do sự cố định hóa, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ (nghĩa của cả cụm từ khác với nghĩa của các thành tố cộng lại). Ví dụ: Tím gan tím ruột: có nghĩa là rất giận. Cái quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ không phải chỉ vì chúng có tính sẵn có, bắt buộc… như từ mà còn vì ở trong câu chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu. Ngữ cố định gồm có 3 loại: thành ngữ, quán ngữ và ngữ định danh. Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy chỉ có một loại chủ yếu là ngữ định danh.

Số lượng và tỷ lệ các từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ được chúng tôi khảo sát có kết quả như sau:

Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ các từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ

Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ

Số lượng Tỉ lệ (%) Từ đơn 2.332 35,50 Từ ghép 3.794 57,75 Từ láy 0 0 Ngữ định danh 443 6,74 Tổng 6.569 100

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013 có được 6.569 lượt từ, ngữ xuất hiện. Trong đó, từ ngữ có tần số xuất hiện nhiều nhất trong Hiến pháp là các hư từ như:

(273 lần), của (242 lần), các (98 lần)…; tiếp đó là các thực từ danh từ như: quốc hội (216 lần), nhà nước (120 lần), nhân dân (162 lần)…

Ví dụ:

- Từ đơn là những từ sau đây: mấy, nghìn, năm, để, và, đã, nên, nền, từ, dưới, của, do, ta, đầy, vì, ngày, tháng, đọc, nay, là, ra, bằng, toàn, được, quyền, luật, tỉnh, quận, huyện, xã, trên, giành, trong, các, làm, đạt, những, có, đưa, này, một, nước, thuộc, về, mà, giữa, với, việc, lấy, người, bắt, giam, giữ, gây, cho, phải, bị, theo, dành, phần, hoặc, khác, thật, phòng, chống, cấm…

- Từ ghép là những từ sau đây: lịch sử, nhân dân, Việt Nam, lao động, cần cù, sáng tạo, đấu tranh, anh dũng, dựng nước, giữ nước, hun đúc, truyền thống, yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất, xây dựng, văn hiến, lãnh đạo, sáng lập, rèn luyện, tiến hành, lâu dài, gian khổ, hy sinh, độc lập, tự do, dân tộc, hạnh phúc, thành công, khai sinh, ý chí, sức mạnh, thế giới, vĩ đại, cuộc đấu tranh, giải phóng, thống nhất, đất nước, bảo vệ, Tổ quốc, nghĩa vụ, quốc tế, thành tựu, ý nghĩa, lịch sử, công cuộc, đổi mới, chủ nghĩa xã hội, thể chế hóa, kế thừa, Hiến

pháp, thi hành, bảo vệ, mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chủ quyền, toàn vẹn, lãnh thổ…

- Các ngữ định danh như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, quyền bất khả xâm phạm, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban dự thảo Hiến pháp, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, lực lượng vũ trang nhân dân…

Đồng thời, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ một từ láy nào được sử dụng trong Hiến pháp 2013. Từ láy thường là những từ có tính tượng hình (tượng hình, tượng thanh) và có tính biểu cảm cao nêm không phù hợp với sắc thái nghiêm túc, khách quan của ngôn ngữ Hiến pháp.

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)