Liên kết liên câu trong văn bản Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013

3.3. Liên kết văn bản và phân đoạn trong bản Hiến pháp 2013

3.3.1. Liên kết liên câu trong văn bản Hiến pháp 2013

Hiện tượng liên kết thường được khảo sát sớm hơn cả là hiện tượng “lặp” hoặc “điệp”. Ngoài ra, người ta còn chú ý đến những hiện tượng khác mang chức năng liên kết như: việc sử dụng quán từ, từ nối, sử dụng sự tương ứng thời - thể của các động từ, sử dụng câu hỏi, các hiện tượng tỉnh lược, song hành cú pháp, sự tương tác nêu - báo… Cả đến trật tự từ trong câu và ngữ điệu cũng được xem là có chức năng liên kết văn bản. Tất cả những hiện tượng đó được gọi chung là các phương tiện

liên kết liên câu.

Các nhà ngôn ngữ học đã chia liên kết liên câu thành ba hướng chính: (1) Phân loại các phương tiện liên kết liên câu dựa vào các sự phân chia truyền thống của ngôn ngữ học. So sánh những quan hệ giữa các thành phần câu, chia ra các phương tiện liên kết có tính chủ ngữ, có tính bổ ngữ, có tính định ngữ. (2) Phân loại các phương tiện liên kết liên câu dựa vào sự đối lập những phương tiện liên kết đã biết với những phương tiện liên kết đặc thù mới phát hiện. Chia liên kết ngữ pháp truyền

thống và các loại liên kết logic, liên kết liên tưởng, liên kết hình tượng, liên kết cấu trúc, liên kết phong cách học, liên kết tạo nhịp điệu. (3) Phân loại các phương tiện liên kết liên câu theo mức độ liên kết. Chia thành các phương tiện liên kết chính (lặp, tương liên, liên kết logic (dùng từ nối)) và các phương tiện liên kết bổ trợ (thời - thể động từ, song hành cú pháp, trật tự từ).

Khảo sát trong bản Hiến pháp 2013, chúng tôi nhận thấy các câu trong một đoạn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, có logic và bằng những phương tiện liên kết thích hợp nhất.

Phân tích một đoạn trong bản Hiến pháp 2013 như sau: Ví dụ 1:

Điều 2

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”.

Nội dung của điều 2, Hiến pháp 2013 nêu trên được xem là một đoạn văn gồm có 3 câu. Câu 2 liên kết với câu 1, câu 3 liên kết với câu 2 bằng phép lặp từ vựng. Ngoài ra, 3 câu trên còn liên kết bằng phép tuyến tính bằng cách đánh số thứ tự đầu câu (1, 2, 3).

Ví dụ 2:

Điều 5

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”.

Trong đoạn văn trên, có thể nhận thấy: câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ vựng “các dân tộc”; câu 3 liên kết với câu 2 bằng phép liên tưởng “dân tộc” với

“quốc gia”; câu 4 liên kết với câu 3 bằng phép lặp từ vựng “các dân tộc”. Các câu

trên còn liên kết bằng phép tuyến tính bằng cách đánh số thứ tự đầu câu (1, 2, 3, 4).

Ví dụ 3:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dư, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” (điều 21, Hiến pháp 2013).

Đây được coi là một đoạn văn có 4 câu cùng nằm trong một điều của bản Hiến pháp 2013. Các câu này được liên kết với nhau về nội dung và hình thức. Về mặt nội dung, nó cùng một chủ đề là quy định những vấn đề thuộc về đời sống riêng tư, danh dự, uy tín, bí mật của cá nhân, gia đình của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Về mặt hình thức, câu thứ 2 liên kết với câu thứ nhất bằng phương thức lặp từ vựng: “đời

sống riêng tư”, “bí mật cá nhân”, “bí mật gia đình”, nhằm để nhấn mạnh và triển

tưởng định chức. Cụ thể là các từ ngữ:“bí mật thư tín”, “điện thoại”, “điện tín” và

“các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”, được liên tưởng đến những vấn đề

thuộc về“đời sống riêng tư”, “bí mật cá nhân” được nêu ở câu thứ 2. Câu thứ 4 liên kết với câu thứ 3 bằng phương thức lặp từ và liên tưởng. Cụ thể là lặp các từ ngữ: “thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư”; còn liên tưởng biểu hiện ở chỗ: “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật”…, ở câu thứ 4 và “Mọi người có quyền bí mật”… ở câu thứ 4 tương liên với nhau.

Một phần của tài liệu (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)