Đặc điểm cú pháp của văn bản Hiến pháp 2013

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 79)

7. Bố cục của luận văn

3.2.Đặc điểm cú pháp của văn bản Hiến pháp 2013

Đến nay, có thể nói trong ngữ pháp tiếng Việt có khá nhiều các phương pháp phân tích câu cùng song song tồn tại. Tựu trung lại, có thể nói tới 4 phương pháp sau đây: (1) Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống); (2) phân tích câu theo cấu trúc vị tố - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa); (3) phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết (ngữ pháp chức năng); 4) phân tích câu theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (cấu trúc tin).

Ngữ pháp truyền thống phân chia câu theo hai tiêu chí: (1) Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu phức, câu ghép hoặc câu đơn, câu ghép. (2) Câu

phân loại theo mục đích phát ngôn: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh,

câu cảm thán. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị là tên gọi tắt cho kiểu phân tích câu hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này được xem là những thành phần nòng cốt của câu, không thể thiếu. Nói cách khác, trong những điều kiện bình thường, nếu thiếu đi một trong hai thành phần này, câu sẽ bị coi là câu sai ngữ pháp. Trong những điều kiện đặc biệt, ta có thể chấp nhận loại câu không phân định thành phần (câu đặc biệt); câu rút gọn một hoặc hai thành phần chính (câu tỉnh lược). Bốn điểm cốt lõi khi phân tích câu cần quan tâm là: (1) Xác định các quan hệ ngữ pháp trong câu; (2) xác định thành tố trung tâm trong cụm từ chính phụ; (3) xác định các thành phần câu; 4) xác định các kiểu câu. [43, tr. 25-26]. Các đặc trưng cơ bản thường được nhắc đến của câu là: chức năng, nội dung, hình thức. Một cách khái quát, có thể nói, xét trong mối quan hệ với ý định (mục đích) của người nói, câu được dùng để biểu thị hành vi ngôn ngữ (còn gọi là hành động nói). Đó là chức năng cơ bản của câu. Chức năng này không có được ở hình vị, từ, cụm từ. Bất kỳ một câu nói nào cũng biểu thị ít nhất một hành vi ngôn ngữ.

Tạo nên nội dung của câu là các thành phần nghĩa của nó. Từ góc độ đó có thể hiểu, về nội dung, câu biểu thị: (1) Hiện thực được phản ánh vào câu như: vật, việc, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ… Hiện thực này sẽ tạo nên phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) của câu - phát ngôn; (2) quan hệ thái độ của người nói đối với người nghe và sự đánh giá chủ quan của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. Nội dung này chính là một yếu tố tạo nên phần nghĩa tình thái của câu. Hình thức của câu: gồm hình thức ngữ âm và hình thức ngữ pháp của câu.

Đối với bản Hiến pháp 2013, là văn bản pháp luật có tính chuẩn mực không chỉ về mặt nội dung mà còn về ngữ pháp văn bản. Vì vậy, chúng tôi phân tích các kiểu câu theo ngữ pháp truyền thống.

Một phần của tài liệu (Trang 77 - 79)