Khảo sát, thống kê, phân loại Bảng 2.2.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 26 - 28)

Bảng 2.2.

Các kiểu so sánh tu từ Số lượt dùng Tỉ lệ (%) 1. A như B 31 68,9

2. A là B 14 31,1

3. A // B 0 0

4. B bao nhiêu A bấy nhiêu 0 0

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy rằng: trong các kiểu so sánh tu từ mà chúng tôi khảo sát thì kiểu so sánh A như B được Nguyễn Khải sử dụng nhiều nhất: 31 lần, chiếm tỉ lệ 68,9 %. Kiểu so sánh A là B sử dụng 14 lần chiếm tỉ lệ 31,1 %. Trong truyện ngắn này, nhà văn không sử dụng hai kiểu so sánh A// B và B bao nhiêu A bấy nhiêu.

a.1. So sánh A như B

Qua thống kê, kiểu so sánh A như B chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các kiểu so sánh tu từ chiếm 68,9 %. Kiểu so sánh A như B gồm có 31 lượt, trong đó có 29 lần A như B, còn 1 lần A tựa B, 1 lần A tựa như B.

Khi khảo sát kiểu so sánh tư từ, chúng tôi nhận thấy rằng: các kiểu so sánh có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công cho truyện ngắn của Nguyễn Khải và mang đậm cá tính của nhà văn. Nguyễn Khải đã so sánh những sự vật

với nhau và so sánh con người với nhiều đặc điểm và tính cách rất đa dạng và phong phú.

Ví dụ 1: Con cái đã trưởng thành vẫn bắt ở chung, ăn chung như trại lính.[30, tr.10]

Ví dụ 2: Chị bán hết những gì có thể bán được, bỏ việc làm, thức cả ngày và cả đêm, quên ăn, quên uống, người khô đét, mắt ngầu đỏ, môi trắng lợt, ngón tay dài ra như móng vuốt để níu giữ bằng được con gái lại

[30, tr.20].

Ví dụ 3: Bà quỳ một bên giường nhìn chằm chằm vào giường mặt đã vàng như sáp của chồng ruột đau như xé nhưng vẫn không khóc được

[30, tr.37].

Ví dụ 4: Có một tiểu đồng, gọi thế thôi, chứ ông ta cũng phải năm chục tuổi, đầu cạo trọc như sư, mặc quần áo nhuộm nâu đón khách ở nhà dưới rồi mới chạy lên hỏi cụ, hoặc cụ xuống tiếp, hoặc cụ cáo bệnh [30, tr.40].

Ví dụ 5: Khi bà mất, Hiền vuốt mắt cho bà rồi cô ngồi lặng lẽ ngắm nhìn rất lâu cái gương mặt đã nhỏ quắt lại như quả ô mai khô nước mắt đầm đìa [30, tr.83].

Ví dụ 6: Nhưng không thấy mệt, không thấy sợ, tiền nhiều quá, tiền vào như nước lụt, cứ mê đi vì tiền [30, tr. 86].

Ví dụ 7: Cái chết còn dám coi nhẹ tựa như lông hồng [30, tr.97]. Ví dụ 8: Cái váy cũng rất rộng, phủ kín hai bàn chân như cái nơm [30, tr. 106].

Ví dụ 9: Mặt nhỏ như hạt đậu, thân người như que diêm

[30, tr.110].

Ví dụ 10: Một cây mai trắng, trời càng rét, hoa càng nhiều, trắng như tuyết, không có một cái lá nào, không còn một chút tục nào ngạo nghễ với gió bấc, nó là Hàn Mai [30, tr.42].

Ví dụ 11 Đàn ông nhà này như cái ngọn, đàn bà nhà này như cái gốc.[30, tr.69]

Ví dụ 12: Năm 16 tuổi, Hiền, con ông chú tôi đẹp mảnh mai và đài các

như thiếu nữ trong tranh Tô Ngọc Vân.[30, tr.74]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)