Vai trò của ngôn ngữ đối với việc cá tính hóa nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 61 - 64)

b. Điệp cú pháp

3.3.Vai trò của ngôn ngữ đối với việc cá tính hóa nhân vật

Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện ngắn với một số lượng nhân vật hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi người một kiểu cách riêng, mỗi người một phong cách, tính tình và lối sống khác nhau. Các nhân vật trong tập truyện được Nguyễn Khải chủ yếu xây dựng là hình tượng người phụ nữ, người bà, người cô, người vợ, người mẹ… Họ là những con người tập trung đầy đủ nét tính cách và lối sống của con người Hà Nội khi nền kinh tế thị trường đang tồn tại trên đất nước ta những năm sau chiến tranh. Nhân vật trong tập truyện được Nguyễn Khải xây dựng nên trở thành hình tượng điển hình, đại diện cho tính cách của xã hội. Vì vậy, ngôn ngữ là một nhân tố chiếm vai trò quan trọng nhất giúp nhà văn xây dựng nên thành công một nhân vật điển hình. Nhân vật được hiện lên, sinh động, hấp dẫn hay không chính là nhờ sự miêu tả thể hiện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò cá tính hóa nhân vật rất cao. Khi nhân vật đối thoại, bộc lộ ra những lời nói của mình thì qua yếu tố ngôn ngữ sẽ giúp người đọc hiểu rõ được tính cách của họ. Chẳng hạn khi xây dựng lên nhân vật người cô trong Nếp nhà thì qua ngôn ngữ sẽ giúp cho người đọc hiểu được tính cách, con người của nhân vật này, là một người rất trọng chữ tín, phép tắc, lề lối, gia phong. Hay nhân vật Hiền trong truyện ngắn Tiền thì qua lời nói hành động sẽ giúp cho người đọc hiểu được cá tính của họ. Hiền là nhân vật được Nguyễn Khải khắc họa qua ngôn ngữ là một con người chạy

đua với đồng tiền, sống chết vì tiền. Nhân vật bà Bơ trong truyện Nắng chiều

thì là một con người rất hiền lành, chịu khó, thương yêu chồng. Nên ngôn ngữ khi xây dựng nên nhân vật Chị Bơ lại là thứ ngôn ngữ rất nhẹ nhàng để thể hiện cá tính hiền lành, chịu khó, đảm đang của nhân vật. Muốn hiểu được con người của các nhân vật thì căn cứ vào yếu tố ngôn ngữ sẽ giúp người đọc hiểu được cá tính của nhân vật. Vậy ngôn ngữ có vai trò rất to lớn cho việc cá tính hóa nhân vật. Ngôn ngữ thể hiện tính cách của họ. Khi xây dựng nên nhân vật như thế nào thì ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng nhân vật đó. Cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ tức là mỗi người có một cách nói năng khác nhau. Nguyễn Khải khi đưa ngòi bút của mình luồn lách vào thế giới nội tâm của nhân vật để hiểu rõ, hiểu sâu hơn từng khía cạnh nhỏ của họ. Với một sự tinh tế, nhạy bén trong cuộc sống, nhà văn rất có tài quan sát để xây dựng lên được một thế giới nhân vật trong truyện ngắn của mình thật tinh tế bằng một thứ chất liệu bằng ngôn ngữ mang tính chất cá tính hóa rất cao. Nguyễn Khải đã lột tả được tính cách nhân vật của mình qua ngôn ngữ. Chẳng hạn nhân vật Lộc trong Chúng tôi và bọn hắn là một con người được đào tạo theo nền kinh tế thị trường, cách nói năng và ứng xử trong cuộc sống của nhân vật khác xa với những con người Hà Nội trong thời chiến. Lộc là con người rất thông minh, mưu trí, chạy theo lợi ích cho bản thân mình mà không nghĩ tới lợi ích của xã hội. Hắn có thể làm bất cứ việc gì để kiếm lợi nhuận kinh tế, chạy đua với đồng tiền. Nên Nguyễn Khải khi miêu tả về nhân vật Lộc thì ngôn ngữ Nguyễn Khải sử dụng rất sắc lạnh, nói năng một cách rất là khôn ngoan, nói trước rào sau, một con người rất nguy hiểm và trâng tráo, không tôn trọng tôn ti trật tự, là kẻ chỉ xem tiền là trên hết. Nhưng mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng khác nhau. Điều này được nhận thấy ở ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Chẳng hạn, nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội là một con nhà có học, từng trải, nói năng thẳng thắn, tự tin, nhất là giọng trải nghiệm khi nói về

cây si đền Ngọc Sơn, hay khi nói chuyện với người cháu của mình. Nguyễn Khải đã rất tài tình khi xây dựng nên những tính cách khác nhau của mỗi nhân vật rất sinh động. Ngôn ngữ thể hiện cá tính hóa nhân vật rất cao. Mỗi một nhân vật thì có một cách nói năng khác nhau, thể hiện được cá nhân của từng người riêng, tạo nên phong cách không ai lẫn lộn vào ai được. Hay đến với nhân vật bà nội của Nghĩa trong truyện Người của ngày xưa thì bà là con người có tính cách đại diện cho văn hóa của đất Hà Thành xưa, hội tụ được văn hóa ứng xử của đất Hà Nội là con người thấu tình đạt lí, thương yêu con người và bà sống rất mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo. Bà dạy cháu cách làm ăn, kiếm tiền sao cho hợp lí, không bị tha hóa nhân cách trước sự đổi thay của xã hội khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển vững mạnh ở Hà Nội. Khi con người đang chạy theo lối sống của kinh tế, chỉ đâm đầu vào kiếm tiền để làm giàu mà không cần biết việc đó phi nghĩa hay chính nghĩa. Nhưng ở đây, bà luôn khuyên răn con cháu phải sống cho chính nghĩa và bà rất nghiêm khắc trong cách dạy bảo con cháu. Như vậy, ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc cá tính hóa nhân vật. Mỗi một nhân vật có một cách nói năng khác nhau thể hiện tính cách và con người của cá nhân nhân vật đó. Nó giúp cho nhà văn vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong việc xây dựng thế giới nhân vật cho tập truyện. Mỗi con người mang vẻ đẹp riêng, mang cốt cách riêng, đại diện cho nền văn hóa của mảnh đất kinh kỳ giàu truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 61 - 64)