a. 2 So sán hA là B
2.2.2.1. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược là trong một chuỗi lời nói hay một đoạn văn khi dựa vào tổ chức và ngữ nghĩa của câu trước để lược bớt thành phần của câu sau nó theo một mục đích ngữ dụng nào đó [18, tr.51].
Ví dụ 1: Nhưng bà vợ không chịu vì giấy in sách giáo khoa xưa nay không phải đóng thuế. Đã được miễn thuế thì làm gì có thuế tồn kho
[30, tr.7].
Câu trên đã tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu viết lại thì câu đầy đủ phải là: Giấy in sách giáo khoa đã được miễm thuế thì làm gì có thuế tồn kho. Nhà văn đã tỉnh lược thành phần chủ ngữ để câu văn ngắn gọn hơn, đỡ rườm rà hơn, mà khi người đọc đang đọc từ câu trước và chuyển sang câu sau vẫn hiểu được trọn nghĩa.
Ví dụ 2: Bà nói, bà là người biết quý trọng đồng tiền từ trẻ tới già, nhưng mấy chục năm bà lại sợ tiền. Nghe chuyện của thiên hạ mà sợ. Càng ít sờ mó tới tiền càng tốt [30, tr.12].
Câu trên có thể viết lại hoàn chỉnh: Bà nghe chuyện của thiên hại mà sợ. Bà càng ít sờ mó tới tiền càng tốt.
Ví dụ 3: Tôi nóng mặt vì sung sướng. Được Trần Dần khen có dễ đâu[30, tr.53].
Câu này có thể viết lại đầy đủ như sau: Tôi được Trần Dần khen có dễ đâu [30, tr.53].
Ví dụ 4: Đã lâu tôi có hỏi anh Lê Đạt: “ Dạo này ông Dần có viết gì không?” Lê Đạt cười: “ Viết cái con khỉ. Có còn biết mình là ai mà viết” [30, tr.54].
Câu trên viết đầy đủ như sau: Trần Dần có còn biết mình là ai mà viết [30, tr.54].
Ví dụ 5: Giữ được sự ổn định về tinh thần trong một gia đình gặp tai nạn là khó lắm, người mẹ phải tỉnh táo, nhẫn nại từng giờ. Buổi sáng đứa trẻ nghĩ khác, tối đến nó lại nghĩ khác. Trẻ con mà. Lại còn phải giữ cả ổn định trong cuộc sống vật chất hàng ngày nữa [30, tr.57].
Câu trên viết lại đầy đủ: Chị còn phải giữ cả ổn định trong cuộc sống vật chất hằng ngày nữa [30, tr.57]
Ví dụ 6: Nghe nhiều người nói Nghĩa là bậc cao thủ trong giới kinh doanh, pháp thuật vô biên nhưng không dám dứt bỏ cái vòng kim cô trên đầu nên cũng chả dám làm việc gì lớn. Đã dẫn thân vào chốn thương trường, lại còn muốn giữ bụng dạ quân tử, việc không sạch không làm, người không sạch không chơi, không hại ai, không giết ai tức là gàn dở rồi, dở hơi rồi[30, tr.72].
Câu trên viết lại: Nghĩa đã dấn thân vào chốn thương trường, lại còn muốn giữ bụng dạ quân tử, việc không sạch không làm, người không sạch không chơi, không hại ai, không giết ai tức là gàn dở rồi, dở hơi rồi
[30, tr.72].
Phép tỉnh lược có vai trò rất quan trọng trong một văn bản nghệ thuật, cụ thể là trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi. Phép tỉnh lược là phép mà đã lược bớt đi thành phần chủ ngữ của câu mà khi người đọc căn cứ vào câu trước nó vẫn hiểu được nghĩa của nó. Câu văn mà được sử dụng phép tỉnh lược thì thường có một đặc điểm là ngắn gọn, dễ hiểu, đỡ rườm rà. Việc sử dụng phép tỉnh lược thể hiện tài năng của tác giả ở việc nhà văn đã sử dụng linh hoạt các câu để cho hình thức câu thêm phong phú và văn bản thì ngắn gọn. Còn về mặt nội dung thì câu sử dụng phép tỉnh lược thì ngắn gọn, mà người đọc vẫn hiểu trọn nội dung của câu.