a. 2 So sán hA là B
2.2.2.2. Phép im lặng (phép lặng, phép ẩn ngữ)
Phép im lặng, phép lặng, hay phép ẩn ngữ là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để người đọc, người nghe tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời [18, tr. 51].
Khảo sát 10 truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy phép im lặng (phép lặng, ẩn ngữ) đã được Nguyễn Khải sử dụng rất nhiều lần với mục đích tu từ khác nhau. Phép im lặng thể hiện một điều mà tế nhị, hay điều gì đó mà họ không thể nói ra được nên đã sử dụng phép im lặng mà người tiếp nhận vẫn có thể hiểu được nội dung của điều người khác muốn nói.
Ví dụ 1: Con mắt thương mại thì chả dám nhưng với con mắt của người bây giờ thì ngôi nhà, nói cho chính xác hơn là miếng đất của bà cô tôi cũng không phải đáng giá một triệu…, tất nhiên là triệu đô[30, tr. 6].
Ví dụ 2: Thế gian ít có chuyện gì được hoàn toàn anh nhỉ? Được cái này thì mất cái nọ. Nhưng vẫn là có được. Chứ như mấy chục năm qua …Mấy chục năm qua với chị có bao nhiêu là chuyện hãi hung [30, tr. 55].
Phép im lặng được sử dụng ở câu trên thể hiện niềm thương xót, thông cảm của nhân vật tôi trước nỗi khổ của vợ người bạn. Chị đã chịu đựng rất nhiều vất vả trong khoảng thời gian dài.
Ví dụ 3: Này, như thế có phải là thời thế đã đổi thay không nhỉ? Nhưng thay đổi là tốt, tốt hơn trước nhiều. Cứ nhìn mặt người ở phố Lý Nam Đế là biết, họ vui lắm, đi lại hối hả, tất bật ăn nói uốn éo, kiểu cách như… dân buôn chính hiệu [30, tr.71].
Im lặng thể hiện sự thay đổi trong sinh hoạt, kiểu cách, lối sống của con người Hà Nội khi thời buổi kinh tế thị trường.
Ví dụ 4: Nhưng đã từ miệng thằng Khang nói ra tất là chuyện bất thường rồi, chuyện của giai cấp tư sản rồi, mà trong cuộc đấu tranh giai cấp thì thiếu gì chuyện không vui. Chớ có hỏi mà dại. Mình hỏi cái người được hỏi có thể không biết lại đi hỏi, cuối cùng sẽ đến tai một người nào đó với câu hỏi ngược lại. Tại sao thằng ấy lại quan tâm tới những chuyện đó? Hắn có bà con họ hàng gì? Thật ra hắn là ai? Không dưng mua dây buộc mình, mà nào có phải chỉ có một mình mình…[ 30, tr.96].
Ví dụ 5: Mãi tới năm 89 trong ngày giỗ chú tôi vào tháng Hai ta, Khang uống đã hơi say say, hất mặt bảo tôi: “Văn ông dạo này đọc cũng đường được. Không như trước kia…”[30, tr.97].
Phép im lặng được thể hiện ở câu trên là thể hiện điều tế nhị, là sự chê bai chất lượng văn của nhân vật tôi, nhưng không nói ra mà thể hiện bằng phép im lặng để người nghe tự hiểu.
Ví dụ 6: Chỉ được làm những việc đã quen thuộc, đã được quy định, chỉ được nhận lương tháng và vay nợ và bất cứ lúc nào cũng có thể bị thóa mạ, bị
lăng nhục vì cái nguồn gốc tư sản. Sống như thế đâu có niềm vui được sống nữa, may sao còn có những năm này…[30, tr.97].
Im lặng thể hiện sự may mắn không thể ngờ tới, sự thay đổi lớn trong cuộc sống của chị Bơ.
Ví dụ 7: Ở thế nào được. Một bà già đã đủ để con cháu nó cằn nhằn rồi, hầu thế nào được cả hai. Tôi bắt đầu phân vân: Cũng khó nhỉ, tuổi già ở chòm chõm một mình là nguy lắm, lúc đêm hôm…[30, tr.133].
Im lặng để thể hiện lúc ở một mình chị Bơ sẽ gặp nhiều khó khăn trắc trở trong sinh hoạt, những điều không may có thể xảy ra.
Ví dụ 8: Là mẹ thì buộc phải đến rồi, không thích không vui cũng phải đến. Nhưng là chị, là bà chị họ, cũng nhiều nhỉ …, à, thế mà khó giải quyết đây [30, tr.134].
Bằng ẩn ngữ nghệ thuật, Nguyễn Khải đã tạo cho trang văn của mình những khoảng lặng, để qua đó thể hiện một cách sâu sắc diễn biến tâm lí, tình cảm rất tự nhiên của nhân vật. Phép im lặng chính là nhà văn đang đối thoại ngầm với độc giả. Nhà văn không cần nói bằng câu chữ nhưng người đọc vẫn có thể hiểu được dụng ý nghệ thuật. Phép im lặng có một vai trò rất to lớn là gắn kết nhà văn – nhân vật – bạn đọc để bạn đọc cùng đồng sáng tạo với tác giả.
2.2.2.3. Phép điệp
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một kiểu cấu trúc ngữ pháp trong nhiều câu liên tiếp nhằm nhấn mạnh một nội dung, tăng cường nhạc tính và sức biểu cảm [18, tr.52].
Đinh Trọng Lạc quan niệm phép điệp là tu từ cú pháp nên chúng tôi chia phép điệp thành hai loại: điệp từ ngữ và điệp cú pháp.
Bảng 2.5
Điệp từ ngữ 10 55,5 Điệp cú pháp 8 44,5