Biện pháp hài thanh

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 48 - 52)

b. Điệp cú pháp

2.3.2. Biện pháp hài thanh

Hài thanh là cách lựa chọn các yếu tố âm thanh sao cho hài hòa và có sự hòa hợp giữa biểu tượng ngữ âm với nội dung biểu hiện [18, tr.56].

Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải đã lựa chọn các yếu tố âm thanh để tạo sự hòa hợp giữa biểu tượng ngữ âm và nội dung biểu hiện.

Ví dụ 1: Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi gió tạt qua. Một chút mưa bay lây rây như có như không. Trời hơi

tối, mặt đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những màu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười ít hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục. Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng rất đáng mừng [30, tr.8].

Đoạn văn trên được kết hợp nhưng câu văn dài ngắn khác nhau. Nguyễn Khải đã kết hợp nhiều phương tiện và biện pháp tu từ như điệp cấu trúc ngữ pháp, điệp từ ngữ, sử dụng từ láy giàu tính tạo hình, sử dụng phép tỉnh lược tạo nên sự hài hòa giữa mặt ngữ âm và nội dung biểu hiện của đoạn văn. Nó tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, êm dịu.

Ví dụ 2: Cứ nhìn vào con mình và con cái của bạn bè là biết được thời thế đã thay đổi. Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước, cái sự riêng chung này ly kỳ lắm, còn phải nói nhiều. Là thời mà các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối. Còn giá trị mới thì lòe nhòe, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được. Nó là giá trị của một buổi giao thời. Nghĩa là còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng một dân tộc. Cuộc sống sẽ chọn lọc, sự phát triển sẽ chọn lọc, nên nó sẽ lâu, không thể sốt ruột. Mọi sự nóng vội từ trước đến nay nói chung là hỏng cả [30, tr. 22].

Sự hài thanh được thể hiện ở đoạn văn trên là nhà văn đã sử dụng các biện pháp tu từ điệp từ ngữ, các từ ngữ lặp đi lặp lại rất nhiều lần tạo nên nhịp điệu gấp gáp.

Ví dụ 3: Ông chúa ghét các cuộc tranh chấp đôi khi diễn ra ở Hội Nhà văn vì ông tự biết không thể đứng hẳn ở một phe nào, đã thành phe là ông hãi, bất cứ phe thủ cựu hay phe tiến bộ. Vì đã là người của phe là bị bắt buộc rồi,

là mất tự do rồi. Phải nói theo phe, vui buồn theo phe, chơi với ai cũng phải liếc mắt nhìn phe [30, tr.39].

Ví dụ 4: Rồi bình luận, rồi cười giỡn, toàn chuyện của xã mình cả, người quen kẻ thuộc cả, cứ như được soi gương, mà người nào ra người nấy, không cãi được, đúng hệt. Rồi tiếng để đời đấy, văn bia đấy, cậy quyền, cậy thế, kết bè kết đảng hà hiếp dân cho nhiều vào, bây giờ bị treo lên trước bàn bây giờ được treo lên bàn dân thiên hạ cả trăm năm đã sướng chưa? Hả cho người nghèo quá, cho những người lương thiện quá! Cứ bảo trời không có mắt, hóa ra có đấy mà công minh vô cùng. Con người đã được trời sai viết pho sách bình công luận tội được dân tín nhiệm như ông phó thành hoàng [30, tr. 49].

Đoạn văn trên, Nguyễn Khải sử dụng biện pháp hài thanh rất rõ rệt. Nó thể hiện rõ ở chỗ: các câu văn dài ngắn đan cài lẫn nhau, sử dụng lặp từ đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các kiểu câu nghi vấn, cảm thán vào trong đoạn văn để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

Hà Nội trong mắt tôi rất giàu nhạc tính. Trong tập truyện ngắn này, nhà văn đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ ngữ âm: điệp thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần và hài thanh. Là một tài năng có nhiều sáng tạo, Nguyễn Khải đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đó và tạo nên một văn bản nghệ thuật Hà Nội trong mắt tôi mang tính nhạc rất cao.

2.4.Tu từ văn bản trong câu văn Nguyễn Khải

2.4.1.Cách viết đoạn mở đầu và kết thúc trong các truyện ngắn Nguyễn Khải

Một văn bản nghệ thuật được đánh giá cao hay không chính là nhờ vào sự độc đáo, hấp dẫn, mở nút, thắt nút ở phần mở đầu và kết thúc của một văn bản nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm chính là cánh cửa thiên đường dẫn lối người đọc đi vào với thế giới nghệ thuật lãng mạn, đầy thú vui và vẻ đẹp tao nhã hay

đi vào một thế giới hiện thực với đầy niềm bi đát. Kết thúc tác phẩm nghệ thuật hiện nay thường đi theo hai xu hướng, kết thúc mở để người đọc tự đi đến kết luận và sự đồng sáng tạo cùng với nhà văn. Nhưng cũng có rất nhiều văn bản nghệ thuật kết thúc thắt nút được lại vấn đề và đưa ra kết quả luôn, người đọc không cần suy nghĩ, mà nhà văn đã đưa sẵn kết luận cuối cùng.

Khi đi vào khảo sát 10 truyện ngắn trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, đó là các truyện Nếp nhà; Chúng tôi và bọn hắn; Đất kinh kỳ; Người vợ; Người của ngày xưa; Tiền, Danh phận; Nghệ nhân ở làng; Nắng chiều; Đời khổ, thì cách mở đầu của Nguyễn Khải ở mỗi truyện đều có một điểm chung là giới thiệu về nơi đến, mối quan hệ giữa nhân vật tôi với nhân vật ở ngôi thứ ba trong tác phẩm, tên tuổi nhân vật, địa điểm tới,… Cách mở đầu của nhà văn khi đi vào mỗi truyện đều theo một mô típ như trên. Truyện ngắn Nếp nhà thì cách giới thiệu của nhà văn là mỗi lần ra Hà Nội nhân vật tôi đều phải đến thăm bà cô ruột. Và nhân vật tôi giới thiệu về bà cô của mình. Đến với truyện ngắn Chúng tôi và bọn hắn thì cách mở đầu của truyện là nhà văn giới thiệu tôi và Phúc là bạn của nhau từ nhỏ, nhà ở cạnh nhau, sau đó hai người xa nhau rồi gặp lại. Hay cách mở đầu của truyện Người vợ cũng là cách nhân vật tôi ra Hà Nội rồi tới thăm vợ chồng người bạn cùng nghiệp văn của mình tên là Trần Dần. Như vậy, cách mở đầu của Nguyễn Khải ở các truyện ngắn trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là cách mở đầu bằng cách tự giới thiệu.

Nhưng Nguyễn Khải khi kết thúc mỗi truyện ngắn thì lại đi theo mô típ khác nhau hoàn toàn, có truyện kết thúc bằng hình tượng ẩn dụ, nhưng có những truyện kết thúc bằng sự ngợi ca tự hào…Truyện ngắn Nếp nhà kết thúc bằng hình ảnh biểu trưng mà làm cho người đọc ám ảnh mãi vào trong tâm trí bằng câu nói của một thằng cha cưỡi xe Dream trên đường với nhân vật tôi:

Chớ có ngạc nhiên! Rác của Hà Nội đấy! Hàng hóa nhiều tất nhiên rác rưởi cũng phải nhiều chứ nghèo quá, đói quá lấy đâu ra rác [30, tr.15]. Như vậy,

rác là hình ảnh biểu trưng, hình ảnh ông già đi lạc đường chính được biểu trưng là rác của Hà Nội. Kết thúc của truyện Chúng tôi và bọn hắn thì một câu hỏi mở được đặt ra: vâng, để rồi xem, đó là truyện sau này chứ đâu phải truyện ngay ngày mai. Cháu vẫn còn thời gian để chờ đợi mà [30, tr.31]. Cách kết thúc này là câu hỏi mở và gây cho người đọc bao suy nghĩ. Hay

Người của ngày xưa thì kết thúc tác phẩm là một lời ngợi ca về phẩm chất nhân cách của người bà. Đời khổ kết thúc tác phẩm là một sự cảm thông đầy thương xót của nhà văn đối gia cảnh của chị Vách…

Sợi dây xâu chuỗi giữa thành công hay thất bại của một văn bản nghệ thuật là sự khóe léo của nhà văn ở việc viết đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm. Mỗi một đoạn mở đầu và đoạn kết thúc, nó đều mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nguyễn Khải rất tài tình ở việc biết vận dụng linh hoạt nghệ thuật mở đầu, kết thúc tập truyện Hà Nội trong mắt tôi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)