b. Điệp cú pháp
2.3.1.1. Điệp phụ âm đầu
Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, nhiều câu văn được Nguyễn Khải diễn đạt bằng cách điệp phụ âm đầu.
Ví dụ 1: Họ không cần gặp may mắn, không săn đón may mắn. Họ chỉ nhận những cái đáng nhận [30, tr.11].
Ví dụ 2: Mấy hôm trước trời ấm nhưng hơi nồm, chỗ nào cũng lép
mưa gõ trên mái ngói nghe rất rõ. Sáng ra tất cả đã ráo khô, mảnh sân trắng
mát, hè nhà trắng toát, trời khô và lạnh. Cái lạnh của mùa xuân thật dịu dàng, thở rất dễ, người rất nhẹ, mặc một chiếc áo len mỏng, khoác lên một cái áo ngoài, đạp xe ra đường nhìn vào cái gì cũng đẹp, mỗi ngày một đẹp ra, trẻ ra [30, tr.15].
Phụ âm m và nh được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn nhằm để thể hiện sự mơ mộng của nhân vật tôi trước cảnh thiên nhiên lãng mạn, trữ tình của bầu trời Hà Nội.
2.3.1.2. Điệp vần
Ví dụ 1: Sông có khúc, người có lúc, không ai sướng được mãi, cũng không ai phải khổ mãi [30, tr.58 ].
Điệp vần úc câu văn thể hiện một cái gì đó trắc trở, gập ghềnh. Điệp vần ông thì lại thể hiện sự bằng phẳng và kéo dài.
Ví dụ 2: Chia khéo thì trai gái dâu rể mãi mãi là con của mình, mãi mãi
là anh em ruột thịt của nhau. Chia vụng thì sẽ đàn tan nghé ngay tức khắc, càng đông con cháu càng lắm mối họa [30, tr.13].
Câu văn trên điệp vần ai thể hiện sự kéo dài triền miên, dai dẳng, kéo dài mãi tình cảm giữa người với người.
Ví dụ 3: Vả lại cách sống đàng hoàng của kẻ có tài đâu phải thua thiệt, cũng ra tiền đấy, ít thôi nhưng là tiền sạch, tiền bền, tiền không mang tai họa cho người giữ nó [30, tr.73].
Trong đoạn trích dẫn trên, nhà văn điệp lại vần iên và thanh bằng làm cho câu văn có sự kéo dài lê thê, mang âm hưởng ngang, trầm.
Ví dụ 4: Sống mỗi người mỗi nhà, già mỗi người mỗi mồ, có sống
riêng ra thì mới còn anh còn em [30, tr.84].