a. 2 So sán hA là B
2.2.1.4. Kiểu câu danh là danh
Qua khảo sát, thống kê, kiểu câu danh là danh xuất hiện trong tập truyện ngắn 9 lần, chiếm tỉ lệ 10,2 %.
Ví dụ 1: Chồng là thiếu tá quân đội, vợ làm ở xí nghiệp may quốc phòng, lương chỉ đủ ăn chứ không đủ tiêu vì học có những ba đứa con ăn học [30, tr.17].
Ví dụ 2: Vợ Phúc là con gái Hà Nội, con một gia đình công chức nhỏ [30, tr.18].
Ví dụ 3: Tôi là nhà văn, kể ra cũng có chút ít tên tuổi, một chút ít thôi, mà vẫn bị bọn trẻ ranh mắng vặt [30, tr.25].
Ví dụ 4: Ông Dzếnh tên chữ là Hà Triệu Anh, người gốc Hoa, sinh trưởng ở Thanh Hóa nên cảm nhận rất rõ những gì Hà Nội đã đem lại cho đời văn của ông [30, tr.35].
Ví dụ 5: Tổng đốc Hoàng Diệu mới là sĩ phu Bắc Hà [30, tr.36]. Ví dụ 6: Anh là Trần Quốc Tiến, tác giả truyện ngắn được giải của thành phố Hồ Chí Minh [30, tr.44].
Kiểu câu danh là danh được Nguyễn Khải sử dụng khá nhiều trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi. Nó có tác dụng rất lớn cho tập truyện. Nhà văn sử dụng kiểu câu này nhằm khẳng định và nhấn mạnh đối tượng được nói đến. Nguyễn Khải sử dụng kiểu câu danh là danh chính là tạo một điểm nhấn, giúp người đọc chú ý tới điều mà ông muốn nhấn mạnh và khẳng định.
Hà Nội trong mắt tôi là tập truyện ngắn được Nguyễn Khải sử dụng linh hoạt rất nhiều kiểu câu. Nhưng bốn kiểu câu: cảm thán, câu hỏi tu từ, câu có tình thái ngữ và kiểu câu danh là danh được nhà văn chú trọng sử dụng hơn, nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật cho tập truyện. Tác giả rất thành công ở việc sử dụng đa dạng các kiểu câu, nó giúp cho nội dung của tập truyện nhanh chóng được mã hóa hơn bằng các tín hiệu nghệ thuật. Mỗi một kiểu câu thường có tác dụng riêng. Câu cảm thán là một kiểu câu nhằm để thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả, hay của các nhân vật khi đang đối thoại với nhau. Câu cảm thán bộc lộ đa kiểu tâm trạng vui, buồn, chán chường, ngạc nhiên, thích thú,… một cách rất là phong phú trong các phát ngôn của mình. Kiểu câu có tình thái ngữ cũng là kiểu câu thể hiện cảm xúc, thái độ tình cảm nhưng ở trạng thái mạnh hơn, quyết liệt hơn bằng những từ ôi, chao ôi, à ơi, trời,…Nó tăng sự chú ý tới người đọc, người nghe. Câu hỏi tu từ là loại câu đưa ra câu hỏi nhưng dưới dạng hình thức không cần phải trả lời mà trong câu hỏi đã bao hàm câu trả lời, hay còn gọi là câu hỏi mang tính khẳng định. Kiểu câu danh là danh là kiểu câu hỏi muốn nhấn mạnh đối tượng cần được nói tới. Như vậy, mỗi kiểu câu đều có một đặc điểm và vai trò riêng, đều giúp cho nội dung của tập truyện ngắn biểu thị rõ hơn. Nguyễn Khải đã rất tài tình trong việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu vào trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật Hà Nội trong mắt tôi. Các kiểu câu đó có vai trò ý nghĩa rất to lớn cho việc biểu đạt nội dung và làm tăng thêm sức biểu cảm ở phương diện ngôn ngữ.