a. 2 So sán hA là B
2.2.1.3. Câu có tình thái ngữ
Khảo sát tập Hà Nội trong mắt tôi, chúng tôi thống kê được 13 câu sử dụng tình thái ngữ. Trong câu văn Nguyễn Khải thường xuất hiện một số tình thái ngữ như: ờ…ở, này, hình như, ô, chao ôi, ôi,…Những từ này có tác dụng rất lớn là: giúp nhà văn bộc lộ một cách trực tiếp tình cảm và thái độ đánh giá của mình, hay tình cảm đó được gửi gắm qua các nhân vật trong tập truyện.
- Tình thái thể hiện sự thôi thúc.
Ví dụ 1: Ờ...ở vợ anh lại hét lên: ờ ờ cái gì, là ai thì ông nói đi [30, tr.54].
[30, tr.71].
Tình thái ờ…ở, ờ ờ thể hiện sự bực tức của người vợ đối với ông chồng và thể hiện sự thôi thúc chồng cố gắng nhớ lại người bạn thân của mình.
- Tình thái thể hiện sự hoài nghi không chắc chắn.
Ví dụ 1: Hình như anh đang giàu lắm, đang rất giàu phải không? Đã được triệu đô chưa? [30, tr.172].
Ví dụ 2: Hiền vẫn chưa lấy chồng, hình như chưa có cả người yêu [30, tr.75].
Ví dụ 3: Theo chị Đại, hình như chỉ có một lần ấy, cái lần duy nhất ấy, có một người đàn ông để ý đến chị Bơ, quý mến cái nhẹ nhàng, cái lặng lẽ, cái đảm đang của chị và mong mỏi được mời chị về sống với nhà mình
[30, tr.137].
Ví dụ 4: Còn anh? Con người anh, cách nghĩ của anh, lối sống của anh
hình như hơi rộng hơn cái mẫu đã được quy định thì phải [30, tr.18].
Ví dụ 5: Bảo là phải ư? Hình như là không phải, lắm trò ma quỷ quá [30, tr.23].
Tình thái ngữ hình như thể hiện một điều không chắc chắn, hoài nghi, vấn đề đó chỉ là do suy đoán, không có căn cứ sự thật. Qua việc sử dụng tình thái ngữ hình như trong câu văn, Nguyễn Khải muốn để cho mọi người chú đến sắc thái trong câu văn.
- Tình thái ngữ thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên.
Ví dụ: Chao ôi! Một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hóa bằng cái chàng, cái đục của mình sao? [30, tr.111].
Tình thái ngữ chao ôi! Thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên khi nhân vật tôi được tiếp xúc với người thợ đúc tượng và thấy rằng: anh có ước mơ, nguyện vọng rất to lớn. Qua đó, nhân vật tôi cũng thấy ngưỡng mộ những cũng rất ngạc nhiên.
- Tình thái thể hiện sự trách móc.
Ví dụ: Ồ, cái anh này cũng rất rỗi hơi nhỉ [ 30, tr.103].
Tình thái ngữ ồ thể hiện vừa ngạc nhiên vừa trách móc anh thợ đúc tượng gỗ không quen biết gì mà rất hay tò mò chuyện của người khác.
Với sự có mặt của ngữ tình thái, câu văn của Nguyễn Khải mang màu sắc tu từ rõ rệt. Tình thái ngữ giúp cho các nhân vật bộc lộ ra được thái độ, tình cảm, cảm xúc một cách tự nhiên theo dòng cảm xúc của mình. Nó giúp cho câu văn giàu màu sắc biểu đạt cao. Câu có tình thái ngữ là những câu thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên theo bản năng của con người. Tình thái ngữ được xuất hiện khi xuất hiện một sự việc gì đó một cách rất ngạc nhiên, khiến cho nhân vật bộc lộ ra những từ ngữ giàu màu sắc cảm xúc.