Câu cảm thán

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 32 - 33)

a. 2 So sán hA là B

2.2.1.1. Câu cảm thán

Qua khảo sát, thống kê câu cảm thán trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi thì chúng tôi thấy: trong tập truyện này, nhà văn sử dụng nhiều câu cảm thán. Mục đích sử dụng câu cảm thán là để thể hiện thái độ và tình cảm, cảm xúc của các nhân vật.

Ví dụ 1: Này, dăm triệu không phải là ít đâu anh nha! [30, tr.6].

Câu nói này là người cô nói với cháu mình, khi họ đang tranh luận về chuyện buôn bán. Bà tỏ thái độ nhắc nhở người cháu.

Ví dụ 2: Chớ có ngạc nhiên! Rác của Hà Nội đấy! [30, tr.15].

Câu này là của người đi xe Dream cùng đường với nhân vật tôi, khi mà hắn ta nhắc đường cho ông cụ xong thì quay sang nói với nhân vật tôi như vậy. Tức có nghĩa là ông cụ ở đây chính là rác của Hà Nội hiện đại. Câu thể hiện thái độ khinh bỉ.

Ví dụ 3: Chị ôm lấy con gái bất hạnh, gào lên: Trời ơi, người ta thì được cháu còn tôi thì mất con! [30, tr.20].

Câu này thể hiện thái độ đau khổ của người mẹ khi con mình đang trong tình trạng nguy kịch.

Ví dụ 4: Con em họ tôi được mắt thấy tai nghe ông đập bàn, chỉ tay vào mặt vợ và quát: Con ác phụ! [30, tr.53]

Câu cảm thán này là chỉ thái độ ghét bỏ người vợ của người chồng, nó được thể hiện ở một thái độ hậm hực, khó chịu thể hiện mức độ dồn nén qua câu chửi bới.

Ví dụ 5: Lê Đạt bảo vợ Trần Dần: Bà phải bắt ông ấy tập đi chứ! [30, tr.53].

Với câu này thì Lê Đạt trách móc Trần Dần và thương cảm với bà vợ của ông bạn mình.

Ví dụ 6: Làm bà cô thôi chú ạ, hai con bà cô, một thằng dở người, phúc phận nhà tôi to quá! [30, tr.161].

Câu cảm thán trên tỏ thái độ buồn chán, không hi vọng gì ở tương lai đối với mấy đứa con của người mẹ.

Nhìn chung, câu cảm thán được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện thái độ tình cảm ở nhiều mức độ khác nhau ẩn chứa qua câu nói. Câu cảm thán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần thể hiện nội dung văn bản nghệ thuật. Tác dụng của câu cảm thán là làm cho tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi sinh động hơn ở chỗ nhiều trạng thái cảm xúc được bộc lộ. Các nhân vật thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thái độ của mình qua câu nói một cách có dụng ý nghệ thuật. Câu cảm thán với một mục đích duy nhất là thể hiện thái độ, cảm xúc nên câu văn thêm sức hấp dẫn hơn. Nó góp phần rất lớn trong việc giúp người đọc hiểu được nội dung của tập truyện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi 10600917 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)