0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 79 -79 )

7. Cấu trúc luận văn

3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH

3.2.1. Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ MC Phan Anh

a) Hàm ý hội thoại

Đỗ Hữu Châu xem tiền giả định và hàm ngôn nằm trong một phạm trù lớn hơn, là phạm trù nghĩ hàm ẩn của phát ngôn. Theo ông: “Tiền giả định là những hiểu biết đƣợc xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại vấn đề, đã đƣợc các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà ngƣời nói tạo nên ý nghĩa tƣờng minh trong phát ngôn của mình”, “Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tƣờng minh và tiền giả định của ý nghĩa tƣờng minh. Nếu không có ý nghĩa tƣờng minh và tiền giả định của nó, không thể suy ra đƣợc hàm ngôn thích hợp.” [10,tr.367]

Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Hàm ý của một phát ngôn có thể đƣợc hình thành trong một tình huống giao tiếp cụ thế. Loại hàm ý này đƣợc gọi là hàm ý hội thoại.” [17,tr.193]

Đỗ Thị Kim Liên lại quan niệm: “Nghĩa hàm ẩn là nghĩa có đƣợc nhờ thao tác suy ý, hay còn gọi là nghĩa ngoài câu chữ” [43, tr.237]. Theo đó, Đỗ Thị Kim Liên cũng đã phân loại nghĩa hàm ẩn thành hai nhóm: Tiền giả định và hàm ngôn.

Nguyễn Thiện Giáp lại quan niệm: “Hàm ngôn là sự hàm chỉ những thông tin hàm ẩn, những thông tin nền, ở sau câu chữ”, “Hàm ý hội thoại là loại hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh trên cơ sở ngƣời nói cố tình vi phạm những phƣơng châm hội thoại”. Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Có thể hiểu hàm ý hội thoại chính là những gì ngƣời nghe tự mình suy ra qua phát ngôn để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó.” [26,tr.417- 418]

Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nghĩa từ điển của “về” là động từ, trở lại điểm xuất phát, thời điểm nói ngƣời nói đang ở cách xa điểm xuất phát ấy. Nhƣ vậy, nét nghĩa trở lại nơi từ đó ra đi là nét nghĩa tiền giả định của từ về. Khi dùng một chữ “về”, Hàn Mặc Tử đã có hàm ý “anh” đã có mối thâm tình với Vĩ Dạ trƣớc đó. Về với Vĩ Dạ là tìm lại chân trời ký ức, là sống lại với thế giới hoài niệm trong những tháng ngày đã xa.

Ví dụ: Mưa.

Tiền giả định: Trƣớc đó trời chƣa mƣa.

Hoàn cảnh phát ngôn thứ 1: Trong ngữ cảnh vợ nhờ chồng đi mua cho một bát phở, chồng đứng lên rồi kêu “mƣa”, thì hàm ý của phát ngôn là “chƣa thể đi đƣợc em ạ”.

Hoàn cảnh phát ngôn thứ 2: Bố đang ngồi làm việc, con trai ôm một quả bóng đi qua và nói “Con đi đá bóng bố nhé!”. Bố nói “mƣa”. Lúc này phát ngôn “mƣa” có nghĩa là hôm nay không nên đi đá bóng hoặc hôm nay con đành phải ở nhà thôi.

Hành cảnh phát ngôn thứ 3: Chồng đang phơi đỗ giữa sân. Vợ ở phía sau nhà chạy lên nói “Ông ơi, mƣa!”. Phát ngôn trên có nghĩa là “Ra xúc đỗ vào ông ạ”.

b) Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ MC Phan Anh

Theo nhƣ phân trích ở phần (a), các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất quan niệm nghĩa hàm ẩn là thông tin tồn tại bên cạnh ý nghĩa tƣờng minh hay ý nghĩa hiển ngôn. Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ý. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát về hàm ý trong ngôn ngữ của MC Phan Anh trong một số chƣơng trình.

Ví dụ 1: Trong Tập 10, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, bối cảnh hội thoại là Đội hồng là đội về cuối cùng và phải tuyên bố loại đội này khỏi cuộc chơi MC Phan Anh đã sử dụng hàm ý hội thoại nhƣ sau:

Đội hồng đã tạo một ấn tượng giất là tốt. Chúng tôi cảm ơn các bạn đã đến

với cuộc đua kỳ thú, đã mang lại cho khán giả những giây phút thú vị, đã mang lại cho những đội chơi tình bạn và những cuộc đua cạnh chanh giất là lành mạnh.Và

ngày hôm nay tất cả các bạn đứng ở đây, vẫn có thể giữ với nhau nụ cười thật

tươi khi chúng ta phải nói lời chia tay ai đó, đó là điều mà tôi muốn cảm ơn các

bạn, bởi vì quả thật mỗi lần phải nói lời tạm biệt đội nào gần như là tôi cảm thấy

chong vô vọng tôi không biết phải nói làm xao, cảm ơn các bạn giất nhiều.” [Dẫn

liệu số 60]

các bạn không đứng ở đây nữa và dù thế nào thì không thể cay cú mà trái lại vẫn cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ.

- “Khi chúng ta phải nói lời chia tay một ai đó”: Tại sao lại phải cảm ơn các

bạn, vì rằng đây là lần cuối mà các bạn đứng ở đây. Nhƣ vậy, nói lời chia tay ai đó chính là chia tay chính các bạn.

Nhƣ vậy ngay trong phát ngôn trên của Phan Anh có ít nhất hai hàm ý nhƣ vừa phân tích.

Tại sao phải dùng hàm ý trong hoàn cảnh này:

- Không gây cảm giác tổn thƣơng cho ngƣời đối thoại vì lúc này là trên trƣờng quay trực tiếp, tránh gây đổ vỡ chƣơng trình, gây những tình huống bất ngờ, bắt buộc anh không thể không giữ hòa khí.

- Dùng hàm ý còn là một cách tôn trọng thể diện của ngƣời đối thoại.

- Trong những game show trực tiếp, mà trong trƣờng hợp này có kẻ thắng, ngƣời thua, có đội đƣợc giữ lại, có đội bị loại trừ sẽ kéo theo một thực tế là một đội nhƣ vậy sẽ có rất nhiều “fan” và ngƣợc lại cũng không ít “anti fan”. Do đó, dùng hàm ý còn là một cách tránh tất cả những dƣ luận ồn ào hoặc những lời bình luận không đáng có sau đó.

Ví dụ 2: Trong tập 1, chƣơng trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, trong trƣờng hợp một thí sinh hát không hay, không đƣợc lựa chọn đi tiếp chƣơng trình, đang bốc đồng, biểu hiện thái độ không tốt và phát ngôn:

“Tuấn Tú: Em thì tỏa sáng mà ban giám khảo chạy đi hết, quá choáng ạ!

Phan Anh: Có khi nào mà ánh sáng đó lại giực giỡ quá không?

Tuấn Tú: Choáng quá, đẹp rạng ngời mà không chói lóa là vầng mặt trời của Ngô Tuấn Tú, hãy feeling theo Ngô Tuấn Tú với cảm giác Fashion, Fashion!

Phan Anh: (Im lặng, biểu hiện cảm xúc bất ngờ).

Tuấn Tú: Tuấn Tú không có được tấm vé vàng ngày hôm nay, nhưng chắc gì những chàng trai khác có được tấm vé vàng từ tay ca sĩ Mỹ Tâm.

Phan Anh: Tôi cũng hy vọng về điều đó Tuấn Tú ạ. Bây giờ chúng ta xẽ

Hàm ý trong đoạn hội thoại trên tập trung ở phát ngôn cuối cùng: “Bây giờ

chúng ta xẽ giành thời gian cho các bạn khác nhá!”. Hàm ý: Tôi không còn thời

gian dành cho bạn. Vậy thì ngụ ý của phát ngôn này là bạn không còn khả năng đi tiếp chƣơng trình này, nói cụ thể hơn nữa là bạn đã bị loại.

Phát ngôn “Cảm ơn bạn. Tạm biệt.” thêm một lần nữa xác nhận Tuấn Tú bị loại khỏi cuộc chơi nhƣng Phan Anh đã dùng cách nói nhẹ nhàng nhất “tạm biệt”, tức tôi không gặp bạn nữa nhƣng sau đó vẫn có thể gặp lại, nhƣng khả năng gặp lại bao giờ là điều không ai có thể nói trƣớc đƣợc.

Trở lại với cuộc đối thoại thì bạn Tuấn Tí rất háo hức và tự tin, có nghĩa là trạng thái của Tuấn Tú lúc này rất hứng khởi, và Phan Anh biết điều đó không thể gây cho Tuấn Tú một cảm giác hẫng hụt rụng rời, cho nên phải chọn một cách nói mềm mại để tránh đi phản ứng đột xuất của Tuấn Tú.

Điều thứ hai, ngƣời chơi nào cũng hy vọng và giữa lúc ngƣời ta đang hy vọng giập tắt niềm hy vọng đó một cách phũ phàng là điều không nên. Và lúc này Phan Anh là ngƣời ứng xử rất khéo léo, giảm dần điều hứng khởi của Tuấn Tú bằng những phát ngôn. Sau khi giảm dần niềm phấn khích quá mức của Tuấn Tú, Phan Anh mới đƣa thông tin là Tuấn Tú bị loại.

Ví dụ 3: Tập 12E, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Và chong đêm nay, người có lượng tin nhắn bình chọn thưa quý vị, quý vị cũng lựa chọn giất là giõ giàng, 64% và 36% người được 64% là người an toàn. Và xự lựa chọn của quý vị để đi tiếp, và xin chúc mừng cho Tiến Việt, xin chúc mừng

Tiến Việt.” [Dẫn liệu số 23]

Phan Anh tạo lập cuộc thoại với các vị giám khảo là những lời dẫn hƣớng về Mỹ Tâm, Nguyễn Quang Dũng và nhạc sĩ Anh Quân. Chính nhƣ vậy vừa giới thiệu 3 vị giám khảo vừa tạo ra không khí đối thoại trong hội trƣờng.

Bắt đầu hàm ý của anh ở đoạn văn thứ 2: Phan Anh đã nêu tỷ lệ bình chọn của Tiến Việt và Đông Hùng là 64% và 36%. Bắt đầu phát ngôn “Xin chúc mừng

Tiến Việt” là có hàm ý, có nghĩa là Đông Hùng bị loại. Và để Đông Hùng không

đề nghị cả ba vị giám khảo nói lời chia tay với Đông Hùng. Sau đó vẫn tiếp tục là lời Phan Anh ghi nhận Đông Hùng có giọng hát hay, và hy vọng anh sẽ biết phát huy ƣu thế đó. Nhƣ vậy hàng loạt lời phía sau của Phan Anh đã chứa đựng một hàm ý: Bạn thất bại trong chƣơng trình này nhƣng bạn có giọng hát, khả năng ấy bạn có thể thành công ở một chƣơng trình khác và thành công trên đƣờng đời.

3.2.2. Một số hành vi ngôn ngữ của MC Phan Anh

a) Một số hành vi ngôn ngữ

Austin là ngƣời đầu tiên đề xuất lí thuyết hành vi nói. Theo Austin, ngƣời ta thực hiện đến 3 loại hành vi ngôn ngữ trong khi nói ra một phát ngôn: hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mƣợn lời.Các hành vi ở lời đƣợc Austin phân thành 5 lớp lớn là: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử. [Dẫn theo 10,tr.120-122]

Searle lại cho rằng Austin đã phân loại trên những tiêu chí chồng chéo nhau và không rõ ràng nên đã có những yếu tố không tƣơng hợp đƣợc xếp trong một lớp, lại có những hành vi về bản chất cùng loại nhƣng đƣợc xếp vào các lớp khác nhau.

Dựa vào Searle và các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân xác định 4 tiêu chí để phân tích hành vi tại lời là:

Đích ở lời: Là mục đích của hành vi tại lời (yêu cầu, hỏi…).

Hƣớng khớp ghép: Là sự ăn khớp giữa lời nói và hiện thực theo hai chiều. Từ ngôn ngữ đến hiện thực: Hành vi ngôn ngữ xảy ra trƣớc, hiện thực xảy ra sau đúng nhƣ thế (hƣớng khớp ghép: lời – hiện thực).

Từ hiện thực tới ngôn ngữ: Hiện thực xảy ra trƣớc, hành vi ngôn ngữ xảy ra sau.

Trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện: Là điều kiện chân thành của hành vi tại lời.

Tiêu chí nội dung mệnh đề: Tƣơng ứng với điều kiện nội dung mệnh đề. Dựa vào 4 tiêu chí trên, Searle phân lập đƣợc 5 lớp hành vi ở lời:

Lớp tái hiện (xác tín – Searle): (khẳng định, miêu tả, thông tin, giải thích…) + Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang đƣợc nói đến.

+ Hƣớng khớp ghép: Hiện thực – lời.

+ Nội dung mệnh đề: Là một mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic.

Lớp điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép)

+ Đích ở lời: Đặt ngƣời nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tƣơng lai. + Hƣớng khớp ghé: Lời – hiện thực.

+ Trạng thái tâm lý: Là sự mong muốn của ngƣời nói. + Nội dung mệnh đề: Hành động tƣơng lại của ngƣời nghe.

Lớp cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu…)

+ Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tƣơng lai mà ngƣời nói bị ràng buộc.

+ Hƣớng khớp ghé: Lời – hiện thực.

+ Trạng thái tâm lý là ý định của ngƣời nói.

+ Nội dung mệnh đều là hành động tƣơng lại của ngƣời nói.

Lớp biểu cảm

+ Đích ở lời: bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời (vui thích/ khó chịu, mong muốn / rẫy bỉ…).

+ Trạng thái tâm lý: Thay đổi theo từng loại hành vi.

+ Nội dung mệnh đề: Là 1 hành động hay 1 tính chất của ngƣời nói hay ngƣời nghe.

Lớp tuyên bố (tuyên bố, buộc tội, từ chức, khai trừ…) + Đích ở lời: Làm cho các tác động nôi dung của hành vi.

+ Hƣớng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời: nói xong hiện thực xảy ra ngay.

+ Trạng thái tâm lý: Không có đặc trƣng khái quát. + Nội dung mệnh đề là một mệnh đề.

b) Hành vi ngôn ngữ của MC Phan Anh

Trong ngôn ngữ của Phan Anh có đầy đủ 5 lớp hành động ngôn ngữ theo cách phân loại của Searle (tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố), và dƣới đây là một số ví dụ mà chúng tôi khảo sát đƣợc:

b1) Lớp tái hiện

Ví dụ: Tập 13C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Bạn có những câu hát mà khiến tôi đứng ở kia mà tới bây giờ tôi vẫn còn giun giất giất là tuyệt vời, và tôi không biết giằng là xự đồng cảm của 3 vị giám

khảo thế nào?” [Dẫn liệu số 26]

Hoặc Tập 13B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Vâng, và tôi hoàn toàn đồng cảm với đạo giễn Nguyễn Quang Giũng, Minh Thùy giất là giễ thương nhưng mà đôi khi ở chên xân khấu chúng tôi vẫn cảm thấy

giằng Minh Thùy còn một chút gì đó vẫn còn hơi hơi xợ xệt.” [Dẫn liệu số 25]

Trong Tập Chung kết 2C, Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh đã miêu tả sự tình đang đƣợc nói đến nhƣ sau:

“Chúng có thể yêu cầu bố mẹ nhắn tin, thưa quý vị, thưa các em, mã xố bình

chọn của Nhật Thủy là xố 02.” [Dẫn liệu số 31]

Hoặc Tập 2, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Chong lộ chình đầu tiên các đội chơi tìm đường đến khu giu lịch xinh thái

Thăng Heng.” [Dẫn liệu số 52]

b2) Lớp điều khiển

Ví dụ: Tập 13B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Và có lẽ là anh Giũng chẳng cần nói gì đâu ạ.” [Dẫn liệu số25]

Hoặc Trong Tập 5B, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, MC Phan Anh lại sử dụng hành động hỏi khá nhiều:

“Nghệ xĩ Thanh Bạch cho giằng đêm nay là đêm như thế nào ạ?”

[Dẫn liệu số 47] Hay Tập 1 chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú là một ví dụ điển hình:

“Hai bạn đang có vẻ giất là hài lòng với nhau, tôi có cái này cho các bạn,

theo các bạn đó là gì?" [Dẫn liệu số 51]

Tập 10C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Chúc cho bạn may mắn, còn bây giờ thì chúng ta xẽ cùng với Thảo My chò chuyện với thí xinh cuối cùng xẽ hát chong đêm nay đó chính là Ngân Hà, xin mời

Thảo My.” [Dẫn liệu số11]

Tập 4D, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo:

- “Các bạn đứng lùi gia một chút được không nào?” [Dẫn liệu số 45]

- “Xin mời các bạn về khu vực ghế nóng phòng chuyền thông.”

[Dẫn liệu số 45] Tập 5E, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo:

“Ghế nóng đang đợi các bạn, hãy về về ngay về ngay về ngay.”

[Dẫn liệu số 50]

b3) Lớp cam kết

Ví dụ: Trong Tập 5B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

- “Còn bây giờ thì chúng tôi xẽ hẹn gặp lại quý vị xau ít phút.”

[Dẫn liệu số 07]

- “Xin cảm ơn 1 lần nữa xự ủng hộ của tất cả quý vị và hẹn gặp lại quý vị vào

tối chủ nhật tuần xau.[Dẫn liệu số 07]

Tập 10A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Kết quả như thế nào xẽ đến với quý vị xau ít phút nữa.” [Dẫn liệu số 09]

Tập 9, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Khi hoàn thành các đội chơi xẽ nhận được mật thư tiếp theo.”

[Dẫn liệu số 59]

b4) Hành động biểu cảm

Ví dụ: Trong Tập 1, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Chúc mừng đội xanh lá, hai chàng chai điển chai của chúng tôi, các bạn là

đội về đích thứ 3.” [Dẫn liệu số 01]

Trong tập 5B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Xin lỗi anh, đấy quý vị có thể thấy chúng ta ở chong chường quay này luôn

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 79 -79 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×