7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trong mối quan hệ với các yếu
yếu tố khác
tiết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình với các yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu dựa vào những phân tích của Vũ Quang Hào, Hoàng Anh về ngôn ngữ phát thanh thì có thể xác định ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trong một chƣơng trình truyền hình, trong một “show” truyền hình. Có thể hình dung đó là mối quan hệ giữa lời của ngƣời dẫn chƣơng trình với: kịch bản chƣơng trình truyền hình, thời lƣợng chƣơng trình, các nhân vật tham gia vào chƣơng trình và tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với ngƣời tham gia vào chƣơng trình đó và với khán giả tiềm năng.
Tƣ liệu quá ít hoặc không có, vì vậy trong phần này chủ yếu chúng tôi phân tích bằng kiến thức trải nghiệm của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
a) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình trong mối quan hệ với kịch bản chương trình truyền hình
Kịch bản truyền hình đƣợc hiểu là một văn bản miêu tả trình tự diễn ra của một chƣơng trình truyền hình. Vai trò cốt lõi là ngƣời dẫn chƣơng trình phải cố gắng dẫn dắt để chƣơng trình đi theo đúng mục đích, yêu cầu, mong muốn mà kịch bản đƣa ra.
Kịch bản truyền hình có thể coi nhƣ khung xƣơng sống của một chƣơng trình truyền hình. Kịch bản truyền hình chính là sợi dây xuyên suốt để liên kết các khâu từ xác định đề tài, phác thảo nội dung, lựa chọn góc quay sao cho phù hợp với nội dung đã chuẩn bị trƣớc, cách sắp xếp các cảnh quay để tạo thành những câu bình nối nhau liên tiếp, và dựa trên ý nghĩa đề tài của các cảnh để viết lời bình sao cho hợp lý. Kịch bản truyền hình cũng sẽ tạo sự thống nhất giữa các thành viên nhƣ quay phim, đạo diễn, biên tập dựng phim để từ đó tạo ra tác phẩm truyền hình - một sản phẩm sáng tạo của tập thể.
Kịch bản của một chƣơng trình truyền hình là "kim chỉ nam" cho hoạt động của toàn bộ ekip chƣơng trình. Kịch bản giúp cho các tác phẩm truyền hình có chủ đề, có tƣ tƣởng, xác định rõ đối tƣợng phục vụ, giúp cho cách thể hiện tác phẩm đƣợc rõ ràng, rành mạch,... Kịch bản truyền hình sẽ giúp sắp xếp các chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình này nối tiếp chƣơng trình kia một cách logic và dựng hình hiệu quả cho các chƣơng trình truyền hình. Tóm lại kịch bản truyền hình có ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
Vì vậy, trong bất kỳ chƣơng trình truyền hình nào cũng đều yêu cầu có kịch bản rõ ràng, chí ít phải có kịch bản sơ bộ về chƣơng trình. Đối với ngƣời dẫn chƣơng trình, một trong những nhiệm vụ khó nhất là đọc văn bản do ngƣời khác viết một cách gây ấn tƣợng và phải làm chủ đƣợc câu chuyện và dẫn dắt câu chuyện đó đi theo đúng ý định mà đạo diễn đƣa ra. Theo đó, ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình phải tuân thủ đúng kịch bản đƣa ra. Đồng thời tự biến mình thành chất liệu sống động và chủ động nhất để làm sao phải trình bày ý tƣởng một cách xác thực nhất trong tâm trí ngƣời nghe.
Trong truyền hình, việc tuân thủ kịch bản ở đây lại không đơn giản là đọc nối để chuyển từ phần này sang phần khác, từ chủ đề này sang chủ đề kia mà bao hàm cả việc tạo ra không khí và kích thích hƣng phấn của khán giả. Lúc này, sự có mặt của ngƣời dẫn chƣơng trình là cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của một chƣơng trình trên sóng truyền hình.
Mặc dù phải nói theo kịch bản do ngƣời khác viết ra nhƣng một ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình tốt là ngƣời phải gắn cá tính riêng của mình vào từng kịch bản, phải tạo nên phong cách riêng khi truyền đạt thông tin. Những ngƣời dẫn chƣơng trình có kinh nghiệm luôn nhắc nhở rằng: khi nói trên sóng, bạn đang nói với từng cá nhân chứ không phải nói với một đám đông.
Ngƣời dẫn chƣơng trình tài năng là ngƣời không chỉ hoàn thành nhiệm vụ làm cầu nối chuyển tải thông điệp mà một chƣơng trình muốn mang đến cho khán giả, mà còn phải là ngƣời tạo ra sự cuốn hút, thôi thúc khán giả đến với những chƣơng trình do mình dẫn. Bằng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm của mình, ngƣời dẫn phải làm chủ đƣợc mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt với những chƣơng trình đƣợc thực hiện với phƣơng thức truyền hình trực tiếp, thì vai trò của ngƣời dẫn là cực kỳ quan trọng.
Với các chƣơng trình truyền hình mang tính chất giao lƣu, game show hoặc truyền hình thực tế, ngƣời dẫn chƣơng trình không chỉ giữ vai trò đơn thuần là ngƣời dẫn dắt, kết nối mà hơn thế, họ còn là những ngƣời trực tiếp tạo nên nội dung
của chƣơng trình. Nội dung của chƣơng trình hay hoặc dở phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm chủ nội dung, xác định mục tiêu của chƣơng trình mà mỗi MC có đƣợc.
Để cuộc trao đổi luôn đi đúng hƣớng, ngƣời dẫn chƣơng trình phải biết cách kiểm soát nội dung, không để cho một thành viên nào đi quá xa chủ đề. Nếu họ đã đi xa chủ đề thì ngƣời dẫn phải khéo léo dẫn dắt họ lại với chủ đề chính của chƣơng trình.
Một chƣơng trình truyền hình sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu ngƣời dẫn tạo ra đƣợc kịch tính. Thông thƣờng, phong cách và tiết tấu của tác phẩm truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào phong cách và tiết tấu lên hình cuả ngƣời dẫn chƣơng trình. Có thể nói chính ngƣời dẫn chƣơng trình mới là yếu tố sống động nhất trong chƣơng trình truyền hình. Sự trẻ trung, cách ăn mặc, lối dẫn chuyện của ngƣời dẫn sẽ tạo sinh khí cho chƣơng trình.
b) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình trong mối quan hệ
với thời lượng chương trình
Thời lƣợng chƣơng trình là yếu tố tác động và gây khó khăn nhất đối với ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình. Bất kỳ chƣơng trình truyền hình nào cũng yêu cầu ngƣời dẫn chƣơng trình tuân thủ theo đúng thời lƣợng đƣa ra.
Trong các chƣơng trình truyền hình thƣờng xảy ra những vấn đề nảy sinh giữa ngƣời dẫn chƣơng trình với nhân vật, hoặc giữa ngƣời dẫn chƣơng trình với các khán giả trong trƣờng quay, hoặc giữa nhân vật với khán giả trong trƣờng quay. Các vấn đề thƣờng xảy ra nhƣ: câu chuyện của nhân vật đi quá xa ý tƣởng ban đầu, hoặc nhân vật nói quá nhiều… trong khi thời lƣợng chƣơng trình không cho phép. Những lúc này, ngƣời dẫn chƣơng trình phải linh hoạt, khéo léo tìm cách ngắt lời ngƣời nói một cách khôn ngoan, không gây mất hứng thú cũng nhƣ mất thiện cảm đối với nhân vật hoặc khán giả. Có những trƣờng hợp thời lƣợng chƣơng trình (đặc biệt là các chƣơng trình trực tiếp) sắp hết mà MC vẫn chƣa truyền tải hết nội dung kịch bản đề ra, buộc MC phải linh hoạt xử lý tình huống dẫn dắt câu chuyện vào ngõ kết một cách nhanh chóng, tránh để chƣơng trình kết ngang, thiếu ấn tƣợng.
Ngƣời dẫn phải luôn ý thức đƣợc thời lƣợng chƣơng trình, phải biết tƣơng đối chính xác thời gian dành cho từng câu hỏi, từng ngƣời tham gia, từng vấn đề. Nếu không chú ý đến thời gian sẽ dẫn đến tình trạng ngƣời nói ít ngƣời nói nhiều, cái quan trọng không nói, lại mất nhiều thời gian cho cái không cần nói đến. Ngƣời dẫn phải có cảm giác về thời gian, những điểm nội dung quan trọng nhất cần đƣợc dành thời gian thỏa đáng. Một trong những thách thức đối với ngƣời dẫn chƣơng trình trao đổi trực tiếp là càng về cuối chƣơng trình, việc giải quyết thời gian càng cần phải chính xác hơn.
Bình tĩnh để cảm nhận và xử lý thời gian trong chƣơng trình là một nhiệm vụ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình. Ngƣời dẫn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, xác định lƣợng thời gian cho từng phần nội dung và thực hiện chúng với một một khả năng cảm giác tinh tế.
Chẳng hạn, với chƣơng trình tọa đàm, khi gặp phải một nhân vật đã cao tuổi, lại nói rất nhiều, thật khó cho một ngƣời dẫn thiếu kinh nghiệm. Ngƣời dẫn chƣơng trình sẽ không biết phải ngắt lời của vị khách mời đó nhƣ thế nào. Hoặc khi thời gian cho chƣơng trình sắp hết, nhƣng những nội dung mà khách mời muốn trao đổi thì còn rất nhiều và rất hấp dẫn. Lúc đó, ngƣời dẫn chƣơng trình giỏi phải là ngƣời biết can thiệp một cách lịch sự và không khiến cho khách mời cũng nhƣ khán giả cảm thấy khó chịu.
Chính vì vậy mà thời lƣợng chƣơng trình tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình. Thời lƣợng chƣơng trình tạo sức ép cho ngƣời dẫn chƣơng trình trong việc lựa chọn câu nói, cách nói.
Cụ thể là khi nghe những đoạn ngƣời dẫn chƣơng trình hay nói một cách chậm rãi, rề rà, cách nói chuyện lòng vòng thì thƣờng đoạn đầu đi quá nhanh so với thời lƣợng chƣơng trình.
Hoặc có đoạn ngƣời dẫn với tốc độ nhanh, thƣờng sử dụng những câu ngắn, ít nhấn nhá thì có thể do thời lƣợng chƣơng trình sắp hết, buộc ngƣời dẫn phải linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ nhƣ vậy để bảo đảm thời lƣợng mà chƣơng trình quy định.
c) Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trong mối quan hệ với các nhân vật tham gia vào chương trình
Đối với một chƣơng trình truyền hình, ngoài yếu tố ngƣời dẫn thì nhân vật tham gia vào chƣơng trình cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả của chƣơng trình đó. Đặc biệt, những ngƣời tham gia vào chƣơng trình truyền hình tạo nên những tác động đối với ngƣời dẫn chƣơng trình.
Mỗi chƣơng trình truyền hình luôn hƣớng đến một đối tƣợng nhất định. Vì vậy, việc lựa chọn một MC có tính cách, lối dẫn chuyện, phong cách phù hợp với chƣơng trình là điều không tránh khỏi.
Ví dụ:
- Chƣơng trình “Thách thức danh hài” là một chƣơng trình có tính hài hƣớc, tiêu chí đặt ra là mang lại tiếng cƣời cho khán giả, nên ngƣời dẫn đƣợc lựa chọn cho chƣơng trình này là MC – ca sĩ Ngô Kiến Huy, cùng với 2 giám khảo hỗ trợ MC là danh hài Trƣờng Giang và Trấn Thành
- Chƣơng trình “The Voice Kid” là một chƣơng trình dành cho thiếu nhi, vui tƣơi hóm hỉnh, mang phong cách trẻ thơ nên ngƣời dẫn đƣợc lựa chọn là MC Chi Pu – một ca sĩ trẻ với khuôn mặt trẻ trung, đáng yêu.
- Hay Chƣơng trình “Vui – Khỏe – Có ích” là một chƣơng trình dành cho ngƣời lớn tuổi nên ngƣời dẫn đƣợc lựa chọn là MC Thảo Vân – một MC với nhiều kinh nghiệm trong nghề, am hiểu sâu về kiến thức xã hội và có tuổi đời tƣơng đối lớn.
Cũng có MC tham gia dẫn khá nhiều chƣơng trình, nhƣng tùy chƣơng trình, tùy đối tƣợng mà MC đó lựa chọn cách nói, phong cách ngôn ngữ cho phù hợp.
- Các chƣơng trình dành cho trẻ em thƣờng sử dụng các ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, đáng yêu, phù hợp với lứa tuổi các em, thƣờng sử dụng từ thuần Việt, dễ hiểu. Câu nói ngắn, ý câu nói thƣờng rõ ràng, không chứa hàm ý. Thƣờng khi dẫn các chƣơng trình dành cho thiếu nhi, MC phải nói rất nhiều, phải đặt những câu hỏi vui tƣơi tếu táo và đôi khi phải linh hoạt xử lý các tình huống hoặc trả lời các câu hỏi rất ngây ngô của các em.
- Với các chƣơng trình dành cho ngƣời lớn tuổi, MC thƣờng nói chậm, nói ít, đôi khi câu nói thƣờng sử dụng những ngôn ngữ cao siêu, hàm ý. MC dẫn những chƣơng trình này phải sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, thái độ tôn trọng. Ngoài ra, MC dẫn trong các chƣơng trình này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, hiểu đƣợc tâm lý, sở thích ngƣời lớn tuổi thì mới tạo đƣợc sự tƣơng tác giữa MC với nhân vật tham gia chƣơng trình.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều chƣơng trình truyền hình có đối tƣợng không thuần nhất. Trong những trƣờng hợp này đòi hỏi ngƣời dẫn chƣơng trình phải cực kỳ khéo léo trong ứng xử, giao tiếp và xử lý các tình huống xảy ra. Việc sử dụng ngôn ngữ trong trƣờng hợp này cũng cần đƣợc cân nhắc, không sử dụng những câu từ quá trẻ con, hay quá cứng nhắc, ủy mị…
Ngoài việc phải bám sát kịch bản chƣơng trình, ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình thƣờng xuyên phải nhanh nhẹn, linh hoạt trong ứng xử các tình huống xảy ra. Thế nhƣng, việc lựa chọn ngôn ngữ, phong cách nói cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân vật tham gia vào chƣơng trình. Vì vậy, những ngƣời tham gia vào chƣơng trình có tác động rất lớn đến ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, chính những ngƣời tham gia vào chƣơng trình quyết định đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cho đến trang phục của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình biết sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lý sẽ phát huy tích cực vai trò của ngôn ngữ đối với nhân vật tham gia vào chƣơng trình cũng nhƣ các khán giả, đồng thời tạo cho họ cảm giác vui vẻ, hòa đồng, thoải mái khi tham gia chƣơng trình. Việc sử dụng ngôn ngữ không hợp lý, không phù hợp với các nhân vật đôi khi sẽ tạo nên sự lố lăng, kệch cỡm, có khi lại tạo cho nhân vật và khán giả cảm khác thiếu tôn trọng, tạo sự ức chế trong chƣơng trình hoặc không đạt đƣợc mong muốn mà chƣơng trình đƣa ra.
Ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình chịu sự tác động của nhân vật tham gia vào chƣơng trình. Đối với mỗi chƣơng trình, MC cần phải xác định rõ đối tƣợng là ai, cần phải nói gì, nên và không nên nói gì, cách sử dụng ngôn ngữ ra sao, phong cách nhƣ thế nào thì mới đem lại đƣợc hiệu quả ngôn ngữ cao nhất.
d) Tương tác giữa người dẫn với người tham gia vào chương trình đó và với khán giả tiềm năng
Trƣớc đây trong một chƣơng trình truyền hình, thƣờng thì MC sẽ bám sát kịch bản, nói suông theo nội dung kịch bản đã viết ra và thƣờng ít có sáng tạo cá nhân. Ngôn ngữ của MC sử dụng thƣờng cũng là ngôn ngữ của ngƣời viết kịch bản, khi đó MC ít có khả năng phát huy đƣợc sự linh hoạt, phong cách, cá tính riêng của bản thân.
Ngày nay, các chƣơng trình truyền hình đã có sự thay đổi rõ rệt. Hầu nhƣ tất cả các chƣơng trình đều cố gắng tạo nên sự tƣơng tác mạnh từ nhiều phía: từ ngƣời dẫn chƣơng trình với ngƣời tham gia vào chƣơng trình, từ ngƣời dẫn chƣơng trình với khán giả tại trƣờng quay, từ ngƣời dẫn chƣơng trình với khán giả tiềm năng.
Trong phần này, chúng tôi tập trung làm rõ sự tƣơng tác giữa ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình với ngƣời tham gia vào chƣơng trình và giữa ngƣời dẫn chƣơng trình với khán giả tiềm năng.
d1) Tương tác giữa người dẫn chương trình truyền hình với người tham gia vào chương trình
Trong các chƣơng trình truyền hình hiện đại, việc diễn ra tƣơng tác giữa ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình và ngƣời tham gia vào chƣơng trình là yêu cầu tất yếu nhằm tạo nên tính hấp dẫn, lôi cuốn cho chƣơng trình.Thế nhƣng, thƣờng những tƣơng tác giữa ngƣời dẫn chƣơng trình và ngƣời tham gia vào chƣơng trình có tính chuẩn bị trƣớc, thƣờng là theo kịch bản. Tuy nhiên, trong nhiều chƣơng trình truyền hình hiện nay vẫn không có sự chuẩn bị về kịch bản giữa ngƣời dẫn chƣơng trình và ngƣời tham gia vào chƣơng trình, mà thƣờng để mọi chuyện xảy ra theo lẽ tự nhiên. Tức là giữa ngƣời dẫn chƣơng trình và ngƣời tham gia chƣơng trình nói chuyện vô tƣ, sử dụng ngôn từ bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày một cách tự nhiên, không gƣợng ép theo một khuôn khổ hay sự chuẩn bị từ trƣớc.
Chẳng hạn, trong chƣơng trình truyền hình “Hãy chọn giá đúng” – MC Trần Ngọc rất nhạy bén trong cách hỏi, ứng biến với ngƣời chơi. Mặc dù rất nhiều tình