Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 73 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc

Trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban nhận định: “Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Theo đó thì việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trƣng cấu trúc của nó. Nhƣng câu đƣợc dùng trong thực tiễn giao tiếp là một phát ngôn ngắn, hay phát ngôn có độ dài bằng câu, chứ không phải câu cấu trúc” [3,tr.120]. Theo quan điểm của mình, Diệp Quang Ban phân chia câu thành 3 loại: Câu đơn, câu phức và câu ghép.

Đồng tình với quan điểm trên, trong Ngữ pháp chức năng (quyển 1), các tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tƣơm cũng phân chia câu theo cấu trúc thành 3 loại: Câu đơn, câu phức và câu ghép [30, tr.85-91].

Theo Đỗ Thị Kim Liên, tác giả này lại phân chia câu theo cấu trúc thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép [42,tr.118].

Trong đề tài này, chúng tôi trình bày theo quan điểm của Diệp Quang Ban.

a) Câu đơn

Diệp Quang Ban chia câu đơn thành 3 loại là câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt và câu tỉnh lƣợc với các định nghĩa nhƣ sau:

“Câu đơn hai thành phần là câu đơn có một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ và kết cấu ấy đồng thời cũng là nòng cốt câu. Cụ thể:

Giáp // đang đọc sách

C V

Câu đơn đặc biệt là câu đơn đƣợc làm thành từ một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp chính thứ hai có quan hệ với trung tâm cú pháp chính nói trên nhƣ là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ.

Chẳng hạn: Năm ấy, mất mùa

(Trung tâm cú pháp phụ làm trạng ngữ)

Câu tỉnh lƣợc không phải là kiểu câu riêng. Trong phần lớn trƣờng hợp câu tĩnh lƣợc gắn với câu đơn hai thành phần. Điển hình:

Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.

(Câu tỉnh lƣợc)[3, tr.126-159]. Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Câu đơn là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C-V và tạo nên một chỉnh thể thống nhất”, “câu đơn đặc biệt đƣợc làm thành từ một hoặc một cụm từ” [42,tr.118-119].

Trên cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi tập trung phân tích về các câu đơn trong phát ngôn của MC Phan Anh.

Ví dụ: Trong Tập 9, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh có sử dụng câu đơn:

“Các bạn // vẫn về đích thứ 2.” [Dẫn liệu số 59]

C V

Phát ngôn trên của MC Phan Anh là một câu đơn đƣợc cấu tạo bởi hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

Hay trong tập 3 chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC có dẫn:

“Tôi // thích vẻ tươi tắn này.” [Dẫn liệu số 03]

C V

b) Câu phức

“Câu phức cần đƣợc phân biệt với câu đơn và câu ghép, câu phức khác câu đơn ở chỗ trong câu phức có chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Câu phức giống câu ghép ở chỗ trong cả hai kiểu câu này đều có chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị, tuy nhiên chỗ khác nhau rất cơ bản giữa chúng là các kiểu quan hệ giữa các kết cấu chủ - vị với nhau” [3,tr.161].

Theo đó, Diệp Quang Ban cũng đƣa ra định nghĩa: “Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ vị, trong số đó chỉ có một kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu, (những) kết cấu chủ vị còn lại bị bao hàm bên trong kết cấu chủ vị làm nòng cốt đó” [3,tr.162].

Ví dụ: Trong Tập 4A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh dẫn:

“Tôi // thấy giám khảo Mỹ Tâm giất là hưng phấn.” [Dẫn liệu số 04] C V

BN C V

Thành phần bổ ngữ của câu phức ở ví dụ trên là một kết cấu chủ vị Hoặc trong Tập 2, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh dẫn:

“Các bạn // xẽ bị tịch thu toàn bộ xố tiền còn lại (mà)các bạn // đang có” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C V BN

C V [Dẫn liệu số 52] Trong phát ngôn trên, cụm C-V “các bạn / đang có” có vai trò bổ ngữ cho nội dung “toàn bộ số tiền còn lại”, nên câu phức trong ví dụ nêu trên là câu phức có thành phần bổ ngữ là kết cấu chủ vị.

Hoặc Trong tập 5A chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, MC Phan Anh dẫn:

“ Điều (mà)chúng ta // nhận thấy giõ giàng nhất về họ, đó là giất yêu thời chang”

C V

ĐN C V

[Dẫn liệu số 46] Một số tác giả có thể phân tích phát ngôn trên đây là câu lặp lại chủ ngữ. Tuy nhiên, theo cách phân chia truyền thống thì cụm từ “Điều mà chúng ta nhận thấy giõ giàng về họ” phải đƣợc xem là khởi ngữ, và tổ hợp “đó là giất yêu thời chang” là cụm C-V trọng tâm của câu. Trong phần khởi ngữ đó, cụm từ “chúng ta nhận thấy giõ giàng về họ” là một cụm C-V làm định ngữ cho “điều”.

Hoặc trong Tập 3B, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, trong phát ngôn của MC Phan Anh, thành phần bị động trong câu phức lại là một kết cấu C-V.

“Cặp đôi //giất đượcnhiều người //yêu mến.” [Dẫn liệu số 39]

C V

c) Câu ghép

“Câu ghép là câu chứa hai (hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong số đó không kết cấu chủ vị nào bao hàm kết cấu chủ - vị nào, mỗi kết cấu chủ - vị diễn đạt một sự việc (còn gọi là sự thế), và các sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ nào đó” [3,tr.165].

Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C-V trở lên, trong đó C-V này không bao hàm C-V kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa” [42,tr.124].

Theo Diệp Quang Ban, chúng tôi chia câu ghép thành các 4 loại: Câu ghép bình đẳng, Câu ghép chính phụ, Câu ghép qua lại và Câu ghép chuỗi. Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi tập trung phân tích câu ghép bình đẳng và câu ghép chính phụ trong các phát ngôn của MC Phan Anh.

c1) Câu ghép bình đẳng

“Là câu ghép trong đó có quan hệ từ bình đẳng về ngữ pháp nối các vế câu của câu ghép với nhau” [3,tr.169].

Trong câu ghép bình đẳng, tác giả này lại chia thành 4 loại: - Câu ghép liệt kê

“Từ “và” trong câu ghép có thể diễn đạt những nội dung quan hệ bổ sung, quan hệ thời gian đồng thời hoặc thời gian nối tiếp, quan hệ nguyên nhân, quan hệ nghịch đối” [3,tr.169-170].

Ví dụ:Trong Tập 12D, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh có dẫn:

“Nghệ xĩ ghi ta Giũng Đà Lạt // tình cảm tiếng đàn của nghệ xĩ / /đã làm

C V C

cho tiếng hát của Uyên Linh thăng hoa hơn.” [Dẫn liệu số 22]

V

- Câu ghép nối tiếp

“Câu ghép dùng quan hệ từ “rồi”, “và” dùng để diễn đạt quan hệ thời gian nối tiếp (liên tục hoặc gián cách) của các sự việc nêu ở các vế trong câu ghép” [3,tr.171].

Ví dụ: Tập 6, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Đội vàng, các bạn // vẫn còn ở lại cuộc đua các bạn // về đích ở vị chí thứ 5.

C V C V

[Dẫn liệu số 56] - Câu ghép đối chiếu”

“Câu ghép dùng quan hệ từ “mà, còn, nhƣng” nhìn chung là diễn đạt quan hệ nghịch đối” [3,tr.170]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Trong Tập 12E, chƣơng trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh có dẫn:

“Họ // đều đang giất là thoải mái 1 tinh thần chúng tôi // chờ đợi ở những người

C V C V

đàn ông.” [Dẫn liệu số 23]

Hay tập 13D, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh dẫn:

“Chúng ta // xẽ cùng chờ đợi kết quả vào đêm thông báo kết quả vào tối chủ nhật

C V

tuần xau còn bây giờ 1 lần nữa chúng ta // hãy cùng chúc mừng tốp 5 của thần tượng

C V

âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5.” [Dẫn liệu số 27]

Tập 10C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Tôi //chúc cho bạn may mắn còn bây giờ thì chúng ta // xẽ cùng gặp gỡ với Đông

C V C V

Hùng.” [Dẫn liệu số 11]

- Câu ghép lựa chọn

“Câu ghép dùng quan hệ từ “hay” đƣợc dùng để diễn đạt sự lựa chọn giữa các sự việc nêu ở các vế trong câu ghép, về thực chất quan hệ giữa hai vế ở đây là quan hệ bổ sung. Nhƣ vậy có thể gọi quan hệ hai vế của câu ghép dùng quan hệ từ “hay” là quan hệ bổ sung – lựa chọn.” [3,tr.171]

mùa thứ 5, MC có phát ngôn:

“Còn đạo giễn Nguyễn Quang Giũng // với vai chò lặng thầm hơn hay là anh

C V C

// chốn đấy ạ?” [Dẫn liệu số 30]

V

Hoặc Tập 4A, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo:

“Và quý vị // hãy liu ý giằng theo quy định của bộ thông tin và chuyền thông thì mỗi thuê bao tối đa 1 ngày chỉ đc nhắn 30 tin nhắn bình chọn và tối đa là 3 tin nhắn bình chọn cho 5 phút với tin nhắn về tổng đài 7557 chi phí là 5 ngàn đồng/1

tin nhắn hoặc quý vị // có thể xử giụng ví momo để bình chọn qua gi động hoặc có

thể nhắn nhiều hơn cho thí xinh mà mình yêu thích và quý vị được miễn phí 3 tin

nhắn đầu tiên.” [Dẫn liệu số 42]

c2) Câu ghép chính phụ

“Câu ghép chính phụ là câu ghép chứa vế câu có quan hệ từ phụ thuộc dẫn đầu. Vế chứa quan hệ từ phụ thuộc là vế phụ, vế còn lại là vế chính. Khi sử dụng câu ghép chính phụ, ngƣời nói cho rằng sự việc nêu ở vế phụ là cảnh huống của sự việc nêu ở vế chính, không coi hai sự việc là ngang hàng nhau nhƣ ở câu ghép bình đẳng” [3,tr.172].

Ví dụ: Trong Tập 11C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Và Đông Hùng// nhận được giất là nhiều lời động viên nên tôi // hỏi bạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C V C V

1 điều này.” [Dẫn liệu số 16]

Hoặc Trong Tập 1, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, chúng tôi có ví dụ sau:

“Đội xanh giương, các bạn // là hai bạn nữ đã giất cố gắng, nhưng giất tiếc, các

C V

bạn // đã xử giụng xe taxi không hợp lệ.” [Dẫn liệu số 01]

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 73 - 79)