7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Ngữ điệu trong lời dẫn của MC Phan Anh
Trong hầu hết các chƣơng ngữ pháp của công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, khi nói về phƣơng thức ngữ pháp ngƣời ta đều coi ngữ điệu là một phƣơng
thức phổ biến.
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngữ điệu là sự biến đổi về cao độ và trƣờng độ trong phạm vị cả câu hơn là trong một từ” [26,tr.96].
Đồng tình quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp, trong Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo, Đỗ Tiến Thắng đã đƣa ra định nghĩa rõ ràng “Ngữ điệu là một hiện tƣợng ngôn điệu đƣợc tạo thành từ sự hoạt động của các nét khu biệt âm học tại những hình tiết nhất định trong câu. Ngữ điệu làm cho câu đƣợc hiện thực hóa và trở thành đơn vị giao tiếp” [55,tr.59-60].
O’Connor J.D lại cho rằng “Mỗi một ngôn ngữ đều có giọng điệu riêng của mình. Không có một ngôn ngữ nào lại đƣợc nói ra với cùng một cung bậc trong mọi lúc” [16,tr.137]. Đồng nhất với quan điểm của O’Connor J.D, Đỗ Tiến Thắng cũng khẳng định: “Không có ngữ điệu rõ ràng ngôn ngữ không thực hiện đƣợc chức năng giao tiếp của mình, hay ít nhất ngữ điệu cũng làm cho ngƣời nghe dễ tiếp nhận, dễ hiểu điều ngƣời nói muốn nói” [55,tr.11], hay “Ngữ điệu là chất giọng đặc thù của một ngôn ngữ” [55,tr.12].
Trong Giáo trình Tiếng Việt hiện đại, các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ nhấn mạnh: “Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên việc lên – xuống (cao độ) bị hạn chế vì nó ảnh hƣởng đến nghĩa của từ. Ngữ điệu tiếng Việt chú ý nhiều hơn đến các yếu tố ngừng giọng (trƣờng độ) và chuyển giọng “phối hợp cả độ mạnh và độ dài” [59,tr.155].
Đúc kết từ những quan niệm trên, ngƣời viết đƣa ra khái niệm riêng của mình nhƣ sau: Ngữ điệu là sự chuyển động của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu. Ngữ điệu là phƣơng tiện phân loại lời nói. Qua ngữ điệu, ngƣời nghe có thể biết đƣợc câu nói thuộc loại gì: trần thuật, nghi vấn hay mệnh lệnh… Ngữ điệu có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Qua ngữ điệu, ngƣời nghe có thể biết đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nói nhƣ: phẫn nộ, yêu thƣơng, chế giễu, vui vẻ, buồn phiền…
Nhƣ phần khái niệm về ngữ điệu đã trình bày, chúng tôi tập trung phân tích lời dẫn của MC Phan Anh theo 2 khía cạnh là:
Giọng điệu - âm sắc của MC Phan Anh
Nhịp điệu trong câu nói của MC Phan Anh
a) Giọng điệu, âm sắc
Chất giọng Phan Anh là chất giọng Hà Nội, và đó cũng là chất giọng phổ biến của nhà đài trung ƣơng. Nhƣng chính trong cái chung đó, Phan Anh đã tạo cho mình cái riêng ở giọng điệu, âm sắc. Nếu về mặc âm nhạc và phân chia theo âm học thì chất giọng của Phan Anh là chất giọng nam trung và anh đã biết biến cái mình có thành một ƣu thế, đó là trong lời dẫn của Phan Anh, giọng điệu – âm sắc của anh rất ấn tƣợng.
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Hiện tƣợng ngôn điệu gồm có trọng âm, ngữ điệu, thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến cao độ, cƣờng độ và trƣờng độ” [26,tr.167]. Ông cũng trình bày cụ thể: “Trọng âm là một biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn âm tố để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ khác ở cùng cấp độ”; “Ngữ điệu là sự biến đổi về cao độ, cƣờng độ và trƣờng độ trong phạm vi cả câu hơn là trong một từ”; “Thanh điệu là sự thay đổi cao độ của giọng nói, tức tần số âm cơ bản trong một âm tiết, có tác dụng khu biệt từ các từ có nghĩa khác nhau” [26].
Đỗ Tiến Thắng lại đƣa ra quan điểm ngữ điệu tiếng Việt đƣợc tạo thành từ sự biến đổi ngƣỡng âm vực thanh điệu, cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp độ của hình tiết [55,tr.43-59].
Về phƣơng diện giọng điệu – âm sắc của Phan Anh, chúng tôi sẽ khảo sát cao độ, cƣờng độ và trƣờng độ. Đó không phải là từng yếu tố rời rạc, mà đó là một tổ hợp của ba yếu tố trong từng phát ngôn.
Khảo sát chƣơng trình do MC Phan Anh dẫn, chúng tôi đƣa ra một số phân tích về giọng điệu – âm sắc của MC Phan Anh nhƣ sau:
Ví dụ: Trong Tập 1, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh thể hiện cao giọng rất rõ ở ví dụ sau:
Chuẩn bị …. Đua …(↑) [Dẫn liệu số 51]
âm “i” để tạo nên độ dài của âm tiết.
- “Đua”: Kết thúc bằng nguyên âm nên là âm tiết mở, thanh ngang và đƣợc nhận giọng bởi ngƣời nói nên từ “đua” vừa có cao độ, trƣờng độ và cƣờng độ.
Hay trong Tập 3, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, Phan Anh lại lên giọng rất rõ ở cuối câu:
“Chiến thuật của các bạn hoàn toàn hợp lý, bởi vì đội tím…, các bạn… là
đội về đích thứ 3…(↑), xin chúc mừng (↑).” [Dẫn liệu số 53]
Trong Tập 1, Thần tượng Âm nhạc mùa thứ 5, Phan Anh lại lên giọng cả câu để hỏi một câu hỏi mang tính chất khẳng định, đồng thời tạo không khí sôi nổi cho cả chƣơng trình:
“Ai tự tin chở thành quán quân năm nay?(↑)” [Dẫn liệu số 01]
Hay khi dẫn truyền hình trực tiếp trong Tập 12A, chương trình Thần tượng Âm
nhạc mùa thứ 5:
“Xin chào mừng quý vị đến với thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ
5…(↑)” [Dẫn liệu số 19]
MC Phan Anh thể hiện đa dạng ngữ điệu trong các phát ngôn của mình. Tuy nhiên anh thƣờng cao giọng ở cuối câu nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì đó, hay đánh dấu cho một sự bắt đầu hoặc kết thúc.
Ví dụ: Trong tập 11(Tập cuối), chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh dẫn:
“Đây là 2 cô gái của đội nâu (↓), đội mà chưa bỏ bất kỳ thử thách nào và là đội mà tất cả chúng tôi, giù các bạn có về đích muộn như thế nào đi nữa thì vẫn chờ ở đây để đón các bạn hai cô gái giất là giễ thương (↕). Và chúng ta là một gia đình
đúng không ạ…?(↑)” [Dẫn liệu số 61]
Khi nào cần tạo trƣờng độ cho phát ngôn, MC Phan Anh thƣờng kéo dài giọng. Ở những phát ngôn cần có trƣờng độ, anh thƣờng dừng lại để gây sự tò mò, hồi hộp cho ngƣời nhân vật tham gia chƣơng trình hoặc khán giả.
Ví dụ: Tập Đêm chung kết 4B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:
“Hãy cùng chúng tôi …xướng tên và chúc mừng cho người chiến thắng Thần
tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5…Nhật Thủy (↑)”[Dẫn liệu số 36].
b) Nhịp điệu
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngôn điệu là sự biến đổi về cao độ, cƣờng độ (độ to), vần và nhịp điệu (tốc độ nói) trong lời nói” [26,tr.167].
Riêng Đỗ Tiến Thắng thì dùng khái niệm “nhịp độ”. Ông cho rằng: “Thuật ngữ nhịp độ đƣợc chúng tôi dùng với nghĩa là diễn biến của các âm đoạn trên trục thời gian theo cách chúng bị ngắt quãng (cách quãng, ngắt quãng, gián đoạn…hay liền mạch (liên tục, không đổi, không nghỉ…)” [55,tr.56].
Trong tài liệu nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất dùng cách gọi nhịp điệu.
Ví dụ: Trong Tập 3, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, Phan Anh đã ngắt giọng nhằm tăng giá trị cho câu nói, tạo sự tò mò, hồi hộp cho ngƣời chơi:
“Chúc mừng 2 bạn đã về đích. Đội nâu/ các bạn tiến bộ qua từng chặng đua/
Xin chúc mừng đội nâu/ các bạn là đội về đích / thứ 5” [Dẫn liệu số 53].
Hay Tập Đêm chung kết 4B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam
mùa thứ 5, MC Phan Anh đã tăng thêm sự hấp dẫn, sự chờ đợi của khán giả cũng
nhƣ ngƣời chơi bằng việc ngắt quãng trƣớc những thông tin khán giả đang giờ đợi.
“…..Hãy cùng chúng tôi xướng tên và chúc mừng cho người chiến thắng
Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5 / Nhật Thủy” [Dẫn liệu số 36].
Đôi lúc, cũng có những phát ngôi MC Phan Anh ngắt quãng hoặc kéo dài nhằm thể hiện sự nuối tiếc.
Ví dụ: Tập 9, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh tạo nhịp điệu nhƣ sau:
“Và ở chặng này / kịch bản được lặp lại./ Các bạn vẫn về đích thứ 2.”
[Dẫn liệu số 59] Đối với cách dẫn chƣơng trình của một MC, ngoài phong thái đầy cá tính, chuyên nghiệp, tạo ấn tƣợng mạnh, gây thiện cảm thì giọng điệu cuốn hút bao giờ cũng là vấn đề đặc biệt quan tâm. MC Phan Anh đã biết tận dụng giọng nam trung
đầy cuốn hút ngƣời nghe của mình để tập hợp khán giả, điều khiển khán giả theo ý muốn củ mình. Và khả năng tập hợp đó đã đƣợc chúng tôi chứng minh qua 2 phần đó là chính âm và ngữ điệu. Có thể trong luận văn chúng tôi chƣa thể nói hết đƣợc những điều muốn nói nhƣng quá trình khảo sát cho phép chúng tôi khẳng định đây là một ƣu thế của Phan Anh.