ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN ANH

3.1.1. Các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn

Trong Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban định nghĩa: “Câu phân loại theo mục đích nói là hiện tƣợng nằm trên đƣờng biên giới của câu xét theo cấu tạo ngữ pháp (thuộc cấu trúc, kết học) và câu xét ở phƣơng diện sử dụng (thuộc dụng học). Vì vậy sự phân loại này phải cùng một lúc sử dụng hai loại tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn về mục đích sử dụng câu

- Tiêu chuẩn về hình thức, tức là các phƣơng tiện ngữ pháp dùng để cấu tạo câu” [3,tr.224].

Lấy hình thức làm cơ sở phân loại và lấy mục đích nói làm tên gọi, Diệp Quang Ban cũng phân loại thành 4 kiểu câu theo mục đích phát ngôn là: Câu trình bày (câu trần thuật), câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

Đồng tình với quan điểm trên, Đỗ Thị Kim Liên trình bày: “…phân loại câu theo mục đích nói, tức chủ yếu dựa vào mục đích chủ quan, ý đồ của ngƣời nói thể hiện trong mỗi câu nói. Phân loại theo hƣớng này, ta có: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh - cầu khiến, câu cảm thán” [42,tr.131].

Theo quan điểm của hai nhà ngôn ngữ này, trong công trình nghiên cứu, chúng tôi phân chia câu theo mục đích phát ngôn theo 4 loại đã trình bày ở trên.

a) Câu trình bày

“Câu trình bày là câu có chức năng trình bày, tức là dùng để kể, xác nhận, mô tả một vật, hiện tƣợng, sự việc với các đặc trƣng (hành động, quá trình, tƣ thế, trạng thái, tính chất) và quan hệ của chúng. Câu trình bày là hình thức biểu hiện thƣờng gặp của một phán đoán logic. Trong câu trình bày tiếng Việt, ngoài các thực từ và các hƣ từ nhƣ phụ từ, giới từ, còn có các tiểu từ tình thái riêng đƣợc dùng để bày tỏ thái độ đối với nội dung câu nói, hoặc đối với ngƣời nghe, hoặc có khi chỉ nhằm hoàn chỉnh câu, giúp cho một tổ hợp từ trở thành câu” [3,tr.226].

Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Câu trần thuật là loại câu đƣợc dùng rộng rãi nhất” [42,tr.131].

Khảo sát những phát ngôn của MC Phan Anh, chúng tôi nhận thấy anh rất hay sử dụng câu trần thuật với ngữ điệu kết thúc câu đi xuống. Bên cạnh đó, anh thƣờng sử dụng các tình thái từ tạo nên thái độ tôn trọng, thân mật, suồng sã đối với ngƣời nghe.

Ví dụ: Trong Tập 1, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh có những câu dẫn nhƣ sau:

“Tôi cũng hi vọng về điều đó Tuấn Tú ạ.” [Dẫn liệu số 01]

Hay trong Tập 10, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh có sử dụng câu trình bày:

“Đội hồng đã tạo một ấn tượng giất là tốt.” [Dẫn liệu số 60]

b) Câu nghi vấn

“Câu nghi vấn là câu có chức năng hỏi, tức là đƣợc dùng để nêu lên điều chƣa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời từ phái ngƣời tiếp nhận câu đó” [3,tr.227]. Đỗ Thị Kim Liên cũng đƣa ra định nghĩa: “Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn gì đó và mong muốn ngƣời nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thƣờng có dấu chấm hỏi (?)” [42,tr.134].

Về mặt cấu tạo, câu nghi vấn thƣờng sự dụng các phƣơng tiện sau đây: - Các đại từ nghi vấn (các đại từ phiếm định dùng vào chức năng hỏi) - Quan hệ từ “hay” (chỉ sự lựa chọn)

- Các phụ từ (dùng vào chức năng hỏi)

- Các tiểu từ chuyên dụng (cho chức năng hỏi) - Ngữ điệu (hỏi)” [3,tr.227].

Trong các phát ngôn của mình, MC Phan Anh sử dụng kiểu câu nghi vấn rất nhiều. Đặc biệt trong các chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5

Cuộc đua kỳ thú, có thể thấy câu nghi vấn xuất hiện gần nhƣ liên tục.

Ví dụ: Trong Tập 6, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh liên tục đƣa ra những câu hỏi cho ngƣời tham gia chƣơng trình:

- “Các bạn mong giằng xẽ có bao nhiêu lần mình về đích đầu tiên nữa?” [Dẫn liệu số 56]

- “Xao các bạn lại nghĩ các bạn về chót?” [Dẫn liệu số 56]

Hoặc Tập 5A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

- “Anh Nguyễn Quang Giũng có bao giờ anh nghĩ về câu hỏi đó và câu chả lời

của anh là gì?” [Dẫn liệu số 06]

- “Xin được cảm ơn người ngồi kế ca xĩ Mỹ Tâm, còn với ca xĩ Mỹ Tâm thì

xao ạ?” [Dẫn liệu số 06]

- “Thế nào, đến ngày đó thì bạn xẽ làm gì?” [Dẫn liệu số 06]

- “Tuy nhiên bây giờ chúng ta hãy cùng xem họ là ai?” [Dẫn liệu số 06]

Việc sử dụng nhiều nghi vấn để hỏi giúp MC Phan Anh trở nên gần gũi với các nhân vật tham gia vào chƣơng trình hơn. Đồng thời những câu hỏi của anh đã tạo điều kiện cho các nhân vật giải bày đƣợc những tâm tƣ, tình cảm của mình. Qua đó, giúp chƣơng trình thêm phần hấp dẫn hơn.

c) Câu cầu khiến

“Câu cầu khiến (còn đƣợc gọi là câu mệnh lệnh) có chức năng điều khiển, tức là ngƣời nói muốn bắt buộc hoặc nhờ ngƣời nghe thực hiện điều đƣợc nêu lên trong câu. Phạm vị bao quát của sự điều khiển khá rộng, kể từ việc ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho đến khuyên răn, khuyên nhủ, cho đến cầu xin, van nài…Trong tiếng Việt, câu cầu khiến thực thƣờng dùng các phƣơng tiện diễn đạt sau đây kèm nội dung lệnh:

- Các phụ từ (có tác dụng tạo ý cầu khiến) - Ngữ điệu (Cầu khiến)” [3,tr.238].

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên: “Câu cầu khiến dƣợc dùng để bày tỏ thái độ cầu khiến hay mệnh lệnh” [42,tr.138]. Nguyễn Kim Thản lại cho rằng: “Câu cầu khiến nhằm mục đích nêu lên ý chí của ngƣời nói và đòi hỏi, mong muốn ngƣời nghe thực hiện những điều nêu ra trong câu cầu khiến”. Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Hoàng Văn Thung cho rằng: “Câu mệnh lệnh – cầu khiến, nói lên ý muốn, lời cầu mong, mệnh lệnh của ngƣời nói truyền đạt cho ngƣời đối thoại với mục đích

yêu cầu ngƣời đối thoại thực hiện” [Dẫn theo 42,tr.138].

Ví dụ: Trong Tập 1, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, anh đã khích lệ những ngƣời chơi bằng một câu cầu khiến:

- “Hãy cố gắng giành tấm vé vàng nha!” [Dẫn liệu số 01]

- “Giồi, thẳng người lên, thoải mái, tự tin hiên ngang, chúc may mắn nhá!”

[Dẫn liệu số 01] Hoặc trong Tập 3C chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, MC Phan Anh dẫn:

“Hãy cùng lắng nghe Nam Cường và Quế Vân kể chuyện này!”

[Dẫn liệu số 40] Tập 10B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Thưa quý vị hãy cùng quay chở lại với chương chình và kết quả đã xẵn

sàng.” [Dẫn liệu số 10]

Tập 5E, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo:

“Thế cho hỏi anh Quang Linh một câu thôi ạ.” [Dẫn liệu số 50]

d) Câu cảm thán

“Câu cảm thán có chức năng diễn đạt một mức độ nhất định của cảm xúc, tâm trạng khác thƣờng, thái độ, cách đánh giá đối với sự vật, sự việc nào đó của ngƣời nói. Vật, việc gây ra cảm xúc đó có thể đƣợc nói đến trong câu mà cũng có thể chỉ đƣợc nghĩ đến chứ không đƣợc đƣa ra” [3, tr.240]. Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Câu cảm thán dùng để biểu thị mức độ tình cảm, thái độ đánh giá của ngƣời nói” [42, tr.141].

Theo quan điểm Diệp Quang Ban, chúng tôi cũng chia câu cảm thán thành 5 loại: Câu cảm thán dùng thán từ; câu cảm thán dùng thiểu từ thay, nhỉ; câu cảm thán dùng các phụ từ lạ, thật, quá, ghê, thế…; câu cảm thán dùng tổ hợp từ tình thái tính; câu cảm thán dùng ngữ điệu.

Ví dụ: Trong Tập 1, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh có dẫn:

“Oh Oh Oh, tự tin quá nha!” [Dẫn liệu số 01]

thứ 5, MC Phan Anh có sử dụng câu cảm thán:

“Xin cảm ơn các nhạc xĩ, một phần chình giễn vô cùng ấn tượng!”

[Dẫn liệu số 28]

e) Câu có hiện tượng thay đổi mục đích phát ngôn

Khảo sát phát ngôn của MC Phan Anh, hiện tƣợng thay đổi mục đích phát ngôn chủ yếu xảy ra ở câu có hình thức là câu hỏi nhƣng lại là câu cảm thán. Ví dụ: Tập 11B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Đó gọi là xống chọn từng giây với âm nhạc đúng không ạ?”

[Dẫn liệu số 15] Hoặc Tập 13A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Các bạn khoan khoan bình tĩnh để nghe đôi lời chia xẽ của Mỹ Tâm chứ

nào?” [Dẫn liệu số 24]

Tập 4A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Bây giờ khi họ cũng đã cống hiến hết mình, họ đang chờ đợi kết quả, và

không biết cảm giác của họ như thế nào?” [Dẫn liệu số 04]

Tóm lại, qua nghiên cứu cứ liệu do MC Phan Anh dẫn, đồng thời đếm ngẫu nhiên 5 tập (1, 2, 3, 4, 5) của chƣơng trình Thần tƣợng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 3.1. Thống kê các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn của MC Phan Anh

STT Các kiểu câu chia theo

mục đích phát ngôn Số lƣợng Tỷ lệ

1 Câu trần thuật 96 40,50%

2 Câu nghi vấn 78 32,91%

3 Câu cầu khiến 12 5,06%

4 Câu cảm thán 28 11,81%

5 Câu có hiện tƣợng thay đổi mục đích phát ngôn

23 9,70%

3.1.2. Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc

Trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban nhận định: “Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Theo đó thì việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trƣng cấu trúc của nó. Nhƣng câu đƣợc dùng trong thực tiễn giao tiếp là một phát ngôn ngắn, hay phát ngôn có độ dài bằng câu, chứ không phải câu cấu trúc” [3,tr.120]. Theo quan điểm của mình, Diệp Quang Ban phân chia câu thành 3 loại: Câu đơn, câu phức và câu ghép.

Đồng tình với quan điểm trên, trong Ngữ pháp chức năng (quyển 1), các tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tƣơm cũng phân chia câu theo cấu trúc thành 3 loại: Câu đơn, câu phức và câu ghép [30, tr.85-91].

Theo Đỗ Thị Kim Liên, tác giả này lại phân chia câu theo cấu trúc thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép [42,tr.118].

Trong đề tài này, chúng tôi trình bày theo quan điểm của Diệp Quang Ban.

a) Câu đơn

Diệp Quang Ban chia câu đơn thành 3 loại là câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt và câu tỉnh lƣợc với các định nghĩa nhƣ sau:

“Câu đơn hai thành phần là câu đơn có một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ và kết cấu ấy đồng thời cũng là nòng cốt câu. Cụ thể:

Giáp // đang đọc sách

C V

Câu đơn đặc biệt là câu đơn đƣợc làm thành từ một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp chính thứ hai có quan hệ với trung tâm cú pháp chính nói trên nhƣ là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ.

Chẳng hạn: Năm ấy, mất mùa

(Trung tâm cú pháp phụ làm trạng ngữ)

Câu tỉnh lƣợc không phải là kiểu câu riêng. Trong phần lớn trƣờng hợp câu tĩnh lƣợc gắn với câu đơn hai thành phần. Điển hình:

Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.

(Câu tỉnh lƣợc)[3, tr.126-159]. Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Câu đơn là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C-V và tạo nên một chỉnh thể thống nhất”, “câu đơn đặc biệt đƣợc làm thành từ một hoặc một cụm từ” [42,tr.118-119].

Trên cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi tập trung phân tích về các câu đơn trong phát ngôn của MC Phan Anh.

Ví dụ: Trong Tập 9, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh có sử dụng câu đơn:

“Các bạn // vẫn về đích thứ 2.” [Dẫn liệu số 59]

C V

Phát ngôn trên của MC Phan Anh là một câu đơn đƣợc cấu tạo bởi hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

Hay trong tập 3 chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC có dẫn:

“Tôi // thích vẻ tươi tắn này.” [Dẫn liệu số 03]

C V

b) Câu phức

“Câu phức cần đƣợc phân biệt với câu đơn và câu ghép, câu phức khác câu đơn ở chỗ trong câu phức có chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Câu phức giống câu ghép ở chỗ trong cả hai kiểu câu này đều có chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị, tuy nhiên chỗ khác nhau rất cơ bản giữa chúng là các kiểu quan hệ giữa các kết cấu chủ - vị với nhau” [3,tr.161].

Theo đó, Diệp Quang Ban cũng đƣa ra định nghĩa: “Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) kết cấu chủ vị, trong số đó chỉ có một kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu, (những) kết cấu chủ vị còn lại bị bao hàm bên trong kết cấu chủ vị làm nòng cốt đó” [3,tr.162].

Ví dụ: Trong Tập 4A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh dẫn:

“Tôi // thấy giám khảo Mỹ Tâm giất là hưng phấn.” [Dẫn liệu số 04] C V

BN C V

Thành phần bổ ngữ của câu phức ở ví dụ trên là một kết cấu chủ vị Hoặc trong Tập 2, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh dẫn:

“Các bạn // xẽ bị tịch thu toàn bộ xố tiền còn lại (mà)các bạn // đang có”

C V BN

C V [Dẫn liệu số 52] Trong phát ngôn trên, cụm C-V “các bạn / đang có” có vai trò bổ ngữ cho nội dung “toàn bộ số tiền còn lại”, nên câu phức trong ví dụ nêu trên là câu phức có thành phần bổ ngữ là kết cấu chủ vị.

Hoặc Trong tập 5A chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, MC Phan Anh dẫn:

“ Điều (mà)chúng ta // nhận thấy giõ giàng nhất về họ, đó là giất yêu thời chang”

C V

ĐN C V

[Dẫn liệu số 46] Một số tác giả có thể phân tích phát ngôn trên đây là câu lặp lại chủ ngữ. Tuy nhiên, theo cách phân chia truyền thống thì cụm từ “Điều mà chúng ta nhận thấy giõ giàng về họ” phải đƣợc xem là khởi ngữ, và tổ hợp “đó là giất yêu thời chang” là cụm C-V trọng tâm của câu. Trong phần khởi ngữ đó, cụm từ “chúng ta nhận thấy giõ giàng về họ” là một cụm C-V làm định ngữ cho “điều”.

Hoặc trong Tập 3B, chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, trong phát ngôn của MC Phan Anh, thành phần bị động trong câu phức lại là một kết cấu C-V.

“Cặp đôi //giất đượcnhiều người //yêu mến.” [Dẫn liệu số 39]

C V

c) Câu ghép

“Câu ghép là câu chứa hai (hơn hai) kết cấu chủ - vị, trong số đó không kết cấu chủ vị nào bao hàm kết cấu chủ - vị nào, mỗi kết cấu chủ - vị diễn đạt một sự việc (còn gọi là sự thế), và các sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ nào đó” [3,tr.165].

Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C-V trở lên, trong đó C-V này không bao hàm C-V kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa” [42,tr.124].

Theo Diệp Quang Ban, chúng tôi chia câu ghép thành các 4 loại: Câu ghép bình đẳng, Câu ghép chính phụ, Câu ghép qua lại và Câu ghép chuỗi. Tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi tập trung phân tích câu ghép bình đẳng và câu ghép chính phụ trong các phát ngôn của MC Phan Anh.

c1) Câu ghép bình đẳng

“Là câu ghép trong đó có quan hệ từ bình đẳng về ngữ pháp nối các vế câu của câu ghép với nhau” [3,tr.169].

Trong câu ghép bình đẳng, tác giả này lại chia thành 4 loại: - Câu ghép liệt kê

“Từ “và” trong câu ghép có thể diễn đạt những nội dung quan hệ bổ sung, quan hệ thời gian đồng thời hoặc thời gian nối tiếp, quan hệ nguyên nhân, quan hệ nghịch đối” [3,tr.169-170].

Ví dụ:Trong Tập 12D, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh có dẫn:

“Nghệ xĩ ghi ta Giũng Đà Lạt // tình cảm tiếng đàn của nghệ xĩ / /đã làm

C V C

cho tiếng hát của Uyên Linh thăng hoa hơn.” [Dẫn liệu số 22]

V

- Câu ghép nối tiếp

“Câu ghép dùng quan hệ từ “rồi”, “và” dùng để diễn đạt quan hệ thời gian nối tiếp (liên tục hoặc gián cách) của các sự việc nêu ở các vế trong câu ghép” [3,tr.171].

Ví dụ: Tập 6, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Đội vàng, các bạn // vẫn còn ở lại cuộc đua các bạn // về đích ở vị chí thứ 5.

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)