Các phƣơng tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ MC Phan

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 62 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Các phƣơng tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ MC Phan

STT Các lớp từ vựng Số lƣợng Tỷ lệ

1 Từ vựng văn hóa 413 10,24% 2 Từ vựng khẩu ngữ 208 5,15%

Tổng số 4.032 100%

2.2.5. Các phƣơng tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ MC Phan Anh Phan Anh

Phƣơng tiện tu từ là những phƣơng tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn gọi là màu sắc tu từ. Phƣơng tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học với phƣơng tiện tƣơng liên có tính chất trung hòa của hệ thống ngôn ngữ. Căn cứ vào các cấp độ ngôn ngữ của các yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, các phƣơng tiện tu từ đƣợc phân thành: phƣơng tiện tu từ từ vựng, phƣơng tiện tu ngữ nghĩa, phƣơng tiện tu từ cú pháp và phƣơng tiện tu từ văn bản. Với đối tƣợng là ngôn ngữ của MC Phan Anh, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về: phƣơng tiện tu từ từ vựng và phƣơng tiên tƣ từ ngữ nghĩa của MC Phan Anh.

a) Phương tiện tu từ từ vựng

Đinh Trọng Lạc đƣa ra định nghĩa: “Phƣơng tiện tu từ từ vựng là những từ đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ đƣợc hình thành từ bốn thành tố: biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tƣợng), cảm xúc (diễn đạt những tình cảm, cảm xúc), bình giá (khen, chê, tốt, xấu), và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thƣờng xuyên, cố định)”

[40,tr.11-12].

Theo đó, Đinh Trọng Lạc cũng phân chia phƣơng tiện tu từ từ vựng thành 3 loại chính là: Từ ngữ đồng nghĩa có điệu tính tu từ cao (từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ mƣợn, từ sách vở), từ ngữ đồng nghĩa có điệu tính tu từ thấp (từ hội thoại, từ thông tục, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phƣơng, từ láy) và thành ngữ.

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát về: từ nghề nghiệp, từ láy, từ hội thoại trong ngôn ngữ của MC Phan Anh.

a1) Từ nghề nghiệp

“Là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động, và quá trình sản xuất của một nghề nào đó, thƣờng chỉ đƣợc những ngƣời trong ngành đó biết và sử dụng” [40,tr.28].

Ví dụ: Trong Tập 5C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh dẫn:

“….và người xẽ biểu giễn tiếp theo đó chính là Phương Linh.”(biểu diễn)

[Dẫn liệu số 08] - Từ “biểu diễn” là từ nghề nghiệp chỉ dành riêng cho các đối tƣợng hoạt động

thuộc về lĩnh vực nghệ thuật.

Hoặc Tập 10D, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Xin cảm ơn vũ đoàn Oh và Xơn Tùng MTP.” [Dẫn liệu số 12]

Hoặc Tập 4B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Chúng ta chỉ còn lại 1 thí xinh nữa chong 4 thí xinh này xẽ được xướng tên.”

[Dẫn liệu số 05] - Các từ “vũ đoàn, xƣớng tên”:Chỉ đƣợc dùng trong lĩnh vực giải trí, âm nhạc

nghệ thuật. Các từ này chỉ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực nghề nghiệp này.

a2) Từ láy

“Là những từ đƣợc cấu tạo bằng cách nhân đội tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tƣơng trƣng hóa” [40,tr.33]

Anh sử dụng liên tục hai từ láy trong một phát ngôn của mình.

“Làm gì mà bẽn lẽn như thế, xẵn xàng chưa, vậy thì vào đi, cố gắng lên

nhá!” [Dẫn liệu số 01]

- “bẽn lẽn”: Từ láy vần, thể hiện sự rụt rè, thẹn thùng và có vẻ ngƣợng ngùng. Hoặc Tập 6, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

Và tôi thì mong giằng chúng ta có thể chia tay nhau ở chong một chặng đua

thoải mái, nhẹ nhàng, điều mà các bạn luyến tiếc nhất là gì? [Dẫn liệu số 56]

Trong tập Đêm chung kết 2C, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, MC Phan Anh dẫn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Hãy làm cho nhạc xĩ Anh Quân không còn lấm tấm mồ hôi chong hoàn

cảnh nóng như thế này nữa.” [Dẫn liệu số 31]

Hoặc Tập 3, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh đã sử dụng từ láy một cách thuần thục trong các phát ngôn của mình, điển hình:

“Nơi có thể làm giu khách xững xờ vì xự hùng vĩ của chùng chùng lớp lớp

núi non, nơi có những cánh đồng tam giác mạch bất tận.” [Dẫn liệu số 53]

Tập Đêm chung kết 4B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Vâng thưa quý vị, quý vị biết giằng không thể công bố nhanh và vội vàng

như thế được ạ.” [Dẫn liệu số36]

Tập 1, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Chúc bạn may mắn lần xau?” [Dẫn liệu số 01]

Có thể thấy rằng Phan Anh đã sử dụng rất nhiều từ láy. Từ láy giàu tính tạo hình nên tạo ra cảm giác lời nói của Phan Anh luôn sống động. Bên cạnh đó, Phan Anh đã khéo léo sử dụng các từ láy âm để tạo nhạc cho từng phát ngôn của mình.

a3) Từ hội thoại

“Từ hội thoại là những từ đƣợc dùng đặc biệt trong lời nói miệng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong đối thoại” [5,tr.22].

Khi nói từ vựng khẩu ngữ là xét theo phạm vi giao tiếp, phong cách chức năng. Trong khi đó, khi nói từ hội thoại là nói về đặc trƣng phong cách, sắc thái biểu cảm của lớp từ. Sắc thái biểu cảm đó gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp.

Từ hội thoại có những đặc điểm rất riêng nhƣ: Sỗ sàng, thân mật, tạo không khí không bị gò bó trong nghi thức nào.

Ví dụ: Tập Đêm chung kết 4B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

- “Chúng tôi chưa chưa cứ để cho mọi người thong thả một chút xíu nữa ạ.”

[Dẫn liệu số 36]

- “Và cũng xin chia xẻ giêng với cả Minh Thùy và Nhật Thủy là tôi đã nhắn

tin cho cả 2 bạn, chỉ có điều là xố lượng tin nhắn giành cho mỗi người là

khác nhau mà thôi.” [Dẫn liệu số 36]

Tập 5B, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Và quý vị khán giả thân mến, mã xố bình chọn của Yến Lê là 2, bạn làm

như nào ạ, như này phải không ạ?” [Dẫn liệu số 07] Tập 1, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Xuýt tí nữa 2 người mà ngã vào tôi thì tôi không đỡ nổi.” [Dẫn liệu số 51]

b) Phương tiện tu từ ngữ nghĩa

Đinh Trọng Lạc xác định phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tƣợng [40,tr.45]. Tác giả này cũng phân chia thành các phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa: Phóng đại, thu nhỏ, nói giảm, ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tƣợng trƣng, cải danh, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ, hình dung ngữ, hoán dụ, uyển ngữ, nhã ngữ, tƣợng trƣng, dẫn ngữ, tập Kiều và nói mỉa.

Khảo sát các cứ liệu MC Phan Anh dẫn, chúng tôi chỉ tập trung vào 2 phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa là: Ẩn dụ và hoán dụ.

b1) Ẩn dụ

“Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tƣợng, dựa trên sự tƣơng đồng hay giống nhau giữa khách thể A đƣợc định danh với khách thể B có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho A” [40,tr.52]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Tập 4A chƣơng trình Cặp đôi hoàn hảo, MC Phan Anh đã hoán dụ hình ảnh của một ngƣời con gái mạnh mẽ, bốc lửa với hình tƣợng “rock” nhƣ sau:

- “rock”: trong câu trên là tính từ, ẩn dụ nhân vật đƣợc nhắc đến giống nhƣ một nghệ sĩ rock.

Hoặc trong tập 4C, chƣơng trình Cặp đôi Hoàn hảo:

“Xin mời các bạn bước về khu vực ghế nóng phòng chuyền thông và gặp gỡ

Cát Phượng.” [Dẫn liệu số 44]

- “ghế nóng”: Vị trí chịu nhiều áp lực giống nhƣ áp bức trong một khu vực chật chội.

Tập Đêm chung kết 3A, chƣơng trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5:

“Và vào thời điểm này thì có thể nói là chặng đua nước giút về tin nhắn

giành cho Minh Thùy và Nhật Thủy.” (chặng đua nước rút) [Dẫn liệu số 32]

- “chặng đua nƣớc rút”: Trong các cuộc đua ngựa, đoạn đƣờng cuối cùng trƣớc khi về đích gọi là nƣớc rút. Từ đó “nƣớc rút” còn đƣợc dùng theo nghĩa ẩn dụ cho phần cuối cùng của những cuộc thi.

b2) Hoán dụ

“Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối quan hệ hiện thực giữa khách thể đƣợc định danh với khách thể có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho khách thể đƣợc định danh” [40,tr.66].

Ví dụ: Tập 6, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh đã ẩn dụ đội xanh lá để chỉ đội chơi mặc áo có màu xanh lá nhƣ sau:

“Đội xanh lá thân mến, ở chặng đua này, cho đến thời điểm này, các bạn là

đội về đích thứ 6, xin chúc mừng các bạn.” [Dẫn liệu số 56]

Hoặc Tập 5, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

“Chào đội cam, cuối cùng thì các bạn cũng về được đích. Tôi vẫn đánh giá

giất cao đội cam.” [Dẫn liệu số 55]

- “Đội xanh lá, đội cam” đƣợc MC Phan Anh hoán dụ từ màu áo các thành viên trong đội này mặc.

Tập 10, chƣơng trình Cuộc đua kỳ thú:

Tấm thảm về đích vẫn còn đủ chỗ cho đội tiếp theo, các bạn có thể đứng

- “Tấm thảm về đích”: Khu vực dành cho những ngƣời đã về đến đích.

Một phần của tài liệu 26089 17122020071552LUANVAN (Trang 62 - 67)