Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 43 - 46)

* Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở Thái Lan

Theo Thu Hiền Doãn (2016), trong khi thực hiện chủ trương phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, Thái Lan đã đạt được và gặp phải một số vấn đề sau:

Cũng như các nước khác, bán lẻ hàng tiêu dùng ở Thái Lan bao gồm 2 loại hình chủ yếu là loại hình bản lẻ truyền tống và bán lẻ hiện đại. Nhóm đầu

tiên còn được gọi là “các cửa hàng ở góc phố” hay là “các cửa hàng bình dân”. Đa số các cửa hàng này nằm ở các khu vực dân cư nhỏ và đồi hỏi vốn đầu tư không lớn, phương thức quản lý đơn giản. Khách hàng của cửa hàng này đa số là dân cư sống trong khu vực. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tồn tại hệ thống bán lẻ hiện đại với phương thức quản lý và có chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp.

Trước khi có khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, thương mại truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng của Thái Lan.

Đối với Thái Lan, mở cửa thị trường bán lẻ, nhưng không cấp phép cho các tập đoàn nước ngoài xây dựng các chuỗi siêu thị lớn và không cho đầu tư vào trung tâm. Bên cạnh đó, Thái Lan triển khai thành công mô hình cửa hiệu tạp hóa gia đình (mom-and-pop) hướng tới nhóm đối tượng thu nhập thấp ở nhiều vùng miền gặp khó khăn về địa hình và cơ sở vật chất. Chính phủ Thái coi đây là kênh phân phối quan trọng thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nội địa và đã triển khai chương trình hỗ trợ vốn nâng cấp cửa hiệu tạp hóa gia đình tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Hàng hóa phân phối tại cửa hiệu tạp hóa gia đình sẽ có giá cả cạnh tranh hơn phù hợp với mức sống của người dân địa phương.

* Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở Ấn Độ

Theo Thu Hiền Doãn (2016), trong khi thực hiện chủ trương phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, Ấn Độ đã đạt được và gặp phải một số vấn đề sau:

Bất chấp nỗ lực của các tập đoàn lớn trong việc hiện đại hóa thị trường bán lẻ Ấn Độ, hệ thống cửa hàng nhỏ và chợ ngoài trời vẫn có một sức sống riêng mạnh mẽ.

Năm ngoái là thời điểm nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bán lẻ Ấn Độ sẽ bùng nổ, với sự xuất hiện ồ ạt của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, nhưng trên thực tế, chẳng có gì giống như vậy diễn ra.

Vấn đề nằm ở chỗ, luật pháp Ấn Độ vẫn chỉ cho phép các cửa hàng nước ngoài bán những sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của họ. Điều này có thể không thành vấn đề với Nike, Body Shop, hay tập đoàn Marks & Spencer, nhưng với đa số các tập đoàn bán lẻ tổng hợp khác, như Wal-Mart, thì đây lại là một trở ngại lớn.

Để “lách” luật, họ phải liên doanh với các công ty trong nước, để nhà cung cấp đồng ý dán nhãn sản phẩm theo tên nhà phân phối nước ngoài; hoặc mở các trung tâm bán buôn lớn, cam kết chỉ cung cấp hàng hoá cho các công ty bán lẻ,

khách sạn và nhà hàng.

Trong khi đó, hệ thống siêu thị mới của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cố gắng đánh bóng tên tuổi. Phân nhánh kinh doanh bán lẻ của tập đoàn Barti mở hẳn một trung tâm tập huấn kỹ thuật nông nghiệp. Tại đây, nông dân trồng gạo và lúa mì ở Punjab được hướng dẫn cách xen canh gối vụ cây trồng để có thể cung cấp các mặt hàng nông sản cho siêu thị trong cả 4 mùa.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là hệ thống cửa hàng nhỏ và chợ ngoài trời vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ Ấn Độ. Nhìn rộng hơn, đây là thói quen mua sắm đã ăn sâu vào mỗi người dân nước này (Đặng Lê, 2008).

* Kinh nghiệm phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng ở Trung Quốc

Các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới xuất hiện đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, song sự lớn mạnh của các đại gia này đã khiến ngành bán lẻ và ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc phải khốn đốn (Thu Hiền Doãn, 2016).

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xuất hiện đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp bán lẻ truyền thống của Trung Quốc, khiến các công ty này phải đối mặt với nguy cơ phá sản, tỷ lệ công nhân thất nghiệp không ngừng tăng. Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 10 tập đoàn bán lẻ nhà nước của Trung Quốc đạt doanh thu trên 10 tỉ NDT/ năm, trong khi doanh thu của 11 hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đều đạt 20 tỷ NDT/năm. Nhờ có thương hiệu và khả năng kinh doanh tốt, các tập đoàn bán lẻ này luôn tìm cách ép giá, bán phá giá, kéo dài thời gian thanh toán cho nhà sản xuất để quay vòng vốn, hạ giá thành sản phẩm…Ngoài ra, chính quyền địa phương các tỉnh ở Trung Quốc vì muốn thu hút đầu tư nên đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi trong vấn đề cho thuê đất, vay vốn…, khiến các tập đoàn bán lẻ này càng có cơ hội “tung hoành” (Thu Hiền Doãn, 2016).

Theo tính toán, một siêu thị lớn với diện tích 10.000 m2 có thể thay thế 300 cửa hàng bán lẻ với quy mô nhỏ. Như vậy, khi hàng ngàn siêu thị lớn của nước ngoài được mở ra, đồng nghĩa với việc hàng trăm ngàn cửa hàng nhỏ ở Trung Quốc bị đóng cửa và hàng vạn người bị thất nghiệp. Một ví dụ điển hình, sau khi tập đoàn Carrefour mở siêu thị tại Thượng Hải, trong bán kính 5 km, ba siêu thị quốc doanh của Trung Quốc đã lần lượt phá sản (Thu Hiền Doãn, 2016).

Phương châm kinh doanh “không kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng mà kiếm lời từ nhà sản xuất” đã được các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia tận dụng một cách triệt để. Một thực tế hiện nay ở Trung Quốc cho thấy, các tập đoàn khổng lồ này đã ép các nhà sản xuất phải ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa gây bất lợi cho nhà sản xuất… Nhân dịp kỷ niệm ngày khai trương hoặc các ngày lễ lớn, các tập đoàn khổng lồ này đều thu lệ phí từ các nhà sản xuất, khiến ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn, lợi nhuận của nhà sản xuất và mức lương của người công nhân ngày càng giảm (Thu Hiền Doãn, 2016).

Trước sức ép “giá rẻ tàn khốc” này, các doanh nghiệp Trung Quốc vốn quen với cảnh ngậm bồ hòn làm ngọt đã phải chủ động nói “không” với các chú voi Wal Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp)... (Thu Hiền Doãn, 2016).

Tháng 10/2006, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra Biện pháp quản lý hoạt động buôn bán công bằng giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất, nghiêm cấm tình trạng thu phí bừa bãi và cố tình kéo dài thời gian nợ của nhà bán lẻ đối với nhà sản xuất trong nước. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu các nhà chức trách cần phải kiểm soát chặt chẽ những hành vi kinh doanh không đúng đắn của các tập đoàn xuyên quốc gia và đề nghị các nhà sản xuất trong nước cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh, tự lực tự chủ mới có thể đứng vững trước sự “hoành hành” của các đại gia bán lẻ lớn trên thế giới (Thành Huy Long, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)