Những nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 51 - 54)

PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài (2008), “Xu thế lựa chọn loại hình cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng theo cách tiếp cận marketing ở các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được một khung lý thuyết về hành vi lựa chọn

điểm bán và các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn cửa hàng để mua sắm của người tiêu dùng; Nghiên cứu được thực trạng hành vi và xu thế lựa chọn cửa hàng mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn nội thành Hà Nội, đặc điểm của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing của doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi chọn cửa hàng bán lẻ theo các mô hình lựa chọn và các nhân tố ảnh hưởng với lựa chọn cửa hàng bán lẻ của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội ở khu vực nội thành và đề xuất được các giải pháp marketing cho các doanh nghiệp thương mại bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội nhằm khai thác hiệu quả những đặc điểm và xu thế lựa chọn điểm bán và dịch vụ phân phối bán lẻ của người tiêu dùng.

Phạm Hữu Thìn (2008), “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam”, Hà Nội. Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển thêm những vấn đề lý luận cơ bản về các loại hình tổ chức bán lẻ và phát triển loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại, làm rõ các yếu tố tác động, sự cần thiết và điều kiện phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng phát triển đã chỉ ra những đặc thù khác biệt, hạn chế, bất cập, và nguyên nhân ảnh hướng đến sự phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở Việt Nam.

Mai Việt Dũng (2010), “Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại tại Việt Nam”, Hà Nội. Thông qua phân tích thực trạng phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại đề tài đã đưa ra các giải pháp, định hướng phát triển phù hợp dành cho từng loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

Phạm Hồng Tú (2011), “Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa và góp phần bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn dựa vào cơ sở lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; Luận án cũng đã phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, các chính sách phát triển thị trường của Nhà nước trong những năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu. Từ đó luận án đã đề

xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung khổ chính sách và phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 - 2020. Đề xuất một số nhóm giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với phát triển và hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn.

Hoàng Thị Thắm (2014); Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại; Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Từ đó luận văn đã đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Thái Hồng Duy (2016), “Phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa tại tỉnh Nghệ An”, Khánh Hòa. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa, đồng thời thông qua phân tích thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa luận văn đã đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 có tính đến năm 2025.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Tác giả có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu để giải quyết một số nội dung nghiên cứu của đề tài như: Các khái niệm bán lẻ; các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng; một số lý luận và thực tiễn về phát triển bán lẻ nói chung, các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng; … Tuy nhiên, từ góc độ phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thì chưa có công trình nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại lẫn truyền thống. Nghiên cứu này tập trung làm rõ con đường, giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)