4.1.2.1. Quy mô các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố Vĩnh Yên
Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên dù vẫn đang duy trì vá đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội, hiện nay trên địa bàn thành phố đang có 26 chợ trong đó mới chỉ có 4 chợ kiên cố được đầu tư phát triển bài bản, còn lại là 22 chợ tạm, chợ cóc. Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng siêu thị tổng hợp và của hàng tiện lợi đang có bước phát triển không nhỏ. Nếu năm 2015 mới chỉ có 18 siêu thị và 189 cửa hàng tiện lợi trên thị trường thì đến nay đã có 22 siêu thị và 207 cửa hàng tiện lợi (Bảng 4.1). Qua thời gian hoạt động, từ khi xuất hiện vào năm 2009 tới nay, siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, bình quân trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017 siêu thị trên địa bàn thành phố có tốc độ tăng trưởng 10,67% và cửa hàng tiện lợi là 4,67%. Trong khi siêu thị phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng,
thì chợ trên địa bàn thành phố đang có xu hướng chững lại với chỉ 1 chợ mới được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2015-2017.
Theo số liệu của Sở Công Thương Vĩnh Phúc, tính đến năm 2017 số lượng các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống và hiện đại đang hoạt động trên địa bàn thành phố được tổng hợp như sau:
Bảng 4.1. Quy mô các loại hình bán lẻ hàng tiên dùng thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Cơ sở Loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng (%) 2016/2015 2017/2016 BQ
Trung tâm thương mại 02 02 02 0 0 -
Siêu thị 18 19 22 5,56 15,79 10,67
Cửa hàng tiện lợi 189 196 207 3,7 5,61 4,66
Chợ 25 25 26 0 4 2
Cửa hàng bán lẻ của hộ
gia đình 4.093 4.140 4.182 1,15 1,01 1,08
Nguồn: Chi cục thống kê TP Vĩnh Yên (2015-2017)
Dù hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã được đầu tư xây dựng và phát triển nhưng do người tiêu dùng vẫn quen với thói tiêu dùng truyền thống nên hiệu quả chưa cao, lượng khách hàng tại các cơ sở kinh doanh theo hình thức bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại còn thiếu tính ổn định. Hiệu quả cạnh tranh chưa cao dù phải bỏ ra khoản chi phí đầu tư tương đối lớn, nhưng nhiều đơn vị còn cho thấy sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đang có bước khởi sắc nhiều so với loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống đang dần không còn phù hợp với bối cảnh mới.
Về mạng lưới kinh doanh trong tổng số 10 doanh nghiệp (2 siêu thị, 8 cửa hàng tiện lợi) chuyên cung ứng bán lẻ hàng tiêu dùng được khảo sát có: 7 doanh nghiệp chỉ có một cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng (chiếm 70%); 2 doanh nghiệp có 2 cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng (chiếm 20%); còn lại chỉ có 1 doanh nghiệp có 3 cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng (chiếm 10%).
Từ khi xuất cho đến nay, các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã có sự phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, xét về mật độ cửa các cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại là 1/448 ngàn dân, chỉ chiếm tỷ trọng 5,2% so với các cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường là rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng, chưa gây ra áp lực cạnh tranh quá lớn đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình.
4.1.2.2 Những khó khăn trong phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng từ phía doanh nghiệp
* Khó khăn của đơn vị khi mở thêm địa điểm
Trong số 20 đơn vị được khảo sát, có 5 đơn vị dự định sẽ mở thêm địa điểm kinh doanh thời gian tới, trong đó phần lớn là cửa hàng tiện lợi với 3 đơn vị.
Các đơn vị cung ứng bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa thường ít gặp khó khăn về diện tích kinh doanh, nhưng có tới 60% đơn vị đang gặp khó khăn về mặt bằng kinh doanh.
Bảng 4.2. Khó khăn của đơn vị khi mở thêm địa điểm
Phương án trả lời Ý kiến
(Số phiếu) Tỷ lệ (%) Khó khăn về diện tích 1 20 Khó khăn về mặt bằng 3 60 Khó khăn về vốn 4 80 Khó khăn về cơ chế chính sách 2 40
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Vốn vẫn là vấn đề các đơn vị đang có kế hoạch triển khai mở thêm địa điểm kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên gặp khó khăn nhiều nhất với 80% đơn vị gặp phải.
* Nhận thức của chủ cửa hàng
Các chủ cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nhìn chung đã nhận thức được những yếu tố cơ bản để thu hút khách hàng tới với
đơn vị mình khi cần mua sắm hàng hóa, trong đó giá cả và chất lượng hàng hóa là hai yếu tố đặc biệt được chủ cửa hàng chú trọng (20/20 chủ cửa hàng lựa chọn giá cả là yếu tố quyết định đến lựa chọn địa điểm của người tiêu dùng, 15/20 chủ cửa hàng lựa chọn chất lượng hàng hóa).
Bảng 4.3. Khách hàng quan tâm điều gì khi chọn điểm mua hàng
Phương án trả lời Ý kiến
(Số phiếu) Tỷ lệ (%) Giá cả hàng hóa 20 100 Chất lượng hàng hóa 15 75 Thái độ phục vụ khách hàng 12 60
Sự tiện lợi về địa điểm 10 50
Hậu mãi 4 20
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Vấn đề hậu mãi ít được các chủ cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố chú ý đến với chỉ 4/20 người lựa chọn đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm mua hàng của người tiêu dùng. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhưng khá phổ biến khi mà người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
Cũng từ nhận thức được những tiêu chí quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng, các chủ đơn vị kinh doanh bán lẻ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cũng đã tự xây dựng cho mình được những bí quyết giúp cửa hàng tồn tại và phát triển riêng, trong đó giá cả, ưu đãi và chất lượng hàng hóa đứng vị trí hàng đầu. Những thay đổi về nhận thức, chất lượng dịch vụ sẽ mang đến cho hệ thống các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng thành phố một diện mạo mới, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của người dân.
* Khó khăn đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng trong quá trình kinh doanh
Nhìn chung việc phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên thời gian qua đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh các đơn vị cung ứng bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một số khó khăn như tìm kiếm
khách hàng 55% đơn vị, điều này dù là khó khăn của đơn vị nhưng lại là động lực giúp thị trường cạnh tranh phát triển ổn định hơn.
Bảng 4.4. Khó khăn đơn vị gặp phải trong quá trình kinh doanh
Phương án trả lời Ý kiến
(Số phiếu)
Tỷ lệ (%)
Nguồn lực tài chính 4 20
Thu hút khách hàng 11 55
Chất lượng nguồn nhân lực 3 15
Hoạt động xúc tiến bán hàng (marketing) 7 35
Cơ sở vật chất 8 40
Công tác quản lý của chính quyền địa phương 4 20
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Thành phố Vĩnh Yên đã đưa ra rất nhiều chính sách khuyến khích phát