Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

2.1.5.1. Yếu tố chính sách, thể chế về phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phát triển của các loại hình bán lẻ. Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Các chính sách của nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhóm đối tượng tham gia vào hệ thống bán lẻ. Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh thương mại (Bùi Quang Bình, 2010).

Nhà nước thúc đẩy và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và các loại hindh bán lẻ hàng tiêu dùng thông qua các chính sách như:

+ Nhà nước đầu tư nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu phát triển khao học công nghệ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố đầu vào.

+ Thực hiện các chính sách kích cầu để mở rộng và tăng dung lượng thị trường cho doanh nghiệp. Đồng thời với công cụ chi tiêu Chính Phủ, Nhà nước cũng là người mua với nhu cầu đa dạng.

+ Nhà nước quy hoạch và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện chuyên môn hóa cao từ đó tăng năng lực cạnh tranh.

Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng, yên tâm đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả, ngược lại sẽ làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh (Bùi Quang Bình, 2010).

2.1.5.2. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Nền kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tăng thu nhập của người dân dẫn đến các nhu cầu mới phát sinh, đồng thời cầu có khả năng thanh toán cũng tăng lê. Trong nền kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận (Bùi Quang Bình, 2010).

2.1.5.3. Thói quen và năng lực của người tiêu dùng

phải quan tâm tới yếu tố văn hóa xã hội của khu vực đó. Quy mô dân số, văn hóa, phong tục truyền thống, trình độ dân trí, lứa tuổi, thị hiếu, tâm lý, tâm linh, … sẽ quyết định tới hành vi của người tiêu dùng (Bùi Quang Bình, 2010).

- Quy mô dân số và cơ cấu dân số theo nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu hàng hóa lưu thông qua hệ thống bán lẻ.

- Địa điểm, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến quy mô và số lượng chợ, siêu thị trong một vùng, khu vực.

- Trình độ dân trí, các thói quen phong tục, tập quán mua sắm của người tiêu dùng và các điều kiện sinh hoạt văn hóa, giải trí của các tầng lớp dân cư có ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của bán lẻ.

- Quy mô lao động và giải quyết việc làm cho các tầng lớp dân cư có ảnh hưởng đến quy mô cơ và cơ cấu, tính chất của lực lượng tham gia kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng.

2.1.5.4. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Từ khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, một làn sóng nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam dưới hình thức thập lập cơ sở bán lẻ hoặc mua lại và sáp nhập…. Điều này tạo nên sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường, nhất là khi nhà doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp Việt về: vốn, mặt bằng; công ty mẹ là những đại gia bán lẻ toàn cầu, họ trường vốn và có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng lưới, đội ngũ uy tín, thương hiệu trước khi kiếm lời tại Việt Nam. Doanh nghiệp bán lẻ ngoại còn có mức độ chuyên nghiệp, có sự tin cậy từ nhà cung ứng hàng hóa trong và ngoài nước; có phương thức thanh toán linh hoạt (Xuân Thân, 2016).

Có thể nói, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng gia tăng khi các nhà phân phối nước ngoài ồ ạt đầu tư vào thị trường Việt Nam để giành thị phần. Sức ép này buộc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải xem lại mô hình kinh doanh, đồng thời chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực để sẵn sàng cạnh tranh (Xuân Thân, 2016).

2.1.5.5. Yếu tố vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng

Vốn hay nội lực là yếu tố quyết định tới sự phát triển của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Nhóm nhân tố nội lực bao gồm các nguồn lực con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nguồn lực thông tin của bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng. Lĩnh vực bán lẻ hiện nay của Việt Nam nói chung, thành

phố Vĩnh Yên nói riêng vẫn cơ bản dựa vào các nhà kinh doanh buôn bán nhỏ, năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, kinh nghiệm thực tiễn trong bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại chưa nhiều; vốn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, khả năng liên kết và tổ chức kinh doanh trên thị trường yếu kém, thương mại cạnh tranh không lành mạnh nên thông tin thị trường bị nhiễu loại (Bùi Quang Bình, 2010).

Những hạn chế và yếu kém về nội lực nói chung, vốn cũng như cơ sở vật chất nói riêng đang đặt ra thách thức lớn cho sự phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nhất là trong bối cảnh nước ta đang mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo cao kết WTO. Bài toán xây dựng và tăng cường năng lực các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng cần được giải đap ở mọi ngành, mọi cấp (Bùi Quang Bình, 2010).

Theo Bùi Quang Bình (2010), sự phát triển của cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Cụ thể như:

+ Quá trình hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải: Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng, thuận tiện và kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời sẽ cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi cho nhà bán lẻ, từ đó giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng với mức giá phù hợp.

+ Sự phát triển mạng lưới thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc phát triển sâu rộng sẽ giúp cho những nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu và người tiêu dùng sẽ nắm bắt được những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cần. Hàng hóa lưu thông nhanh chóng, thúc đẩy các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển.

+ Chi phí xây mới, cho thuê, mua mặt bằng kinh doanh: Đây cũng là một trong những chi phí quan trọng, chiếm phần lớn chi phí của nhà bán lẻ và cũng là yếu tố làm cho giá thành sản phẩm tăng. Nếu việc xây mới, thuê, mua mặt bằng kinh doanh được thuận tiện, có sự hỗ trợ từ nhà nước, sẽ là động lực thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, đồng thời giá thành sản phẩm cũng giảm, kích thích người dân mua sắm, từ đó các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ phát triển hơn.

Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứng dụng khao học kỹ thuật trên thị trường, quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành

các loại hình kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng. Một số yếu tố khoa học kỹ thuật có tác động tới sự phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng: Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ phát triển các ứng dụng mới trong các loại hình bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)