Kết quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 79 - 97)

4.1.4.1. Kết quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND của HĐND thành phố về phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 (2017), kết quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã đạt được những kết quả sau:

* Kết quả phát triển chợ

Tính đến cuối năm 2017 toàn thành phố có 26 chợ, ngoài các chợ ở trung tâm, khu vực tập trung đông dân cư đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hóa của nhân dân địa phương thì

đa số các chợ khác chưa đáp ứng được tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của dân cư.

Hiện nay quá trình phát triển và quản lý chợ của thành phố về cơ bản đang dựa trên năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo quy hoạch chung của thành phố nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường. Trong các năm qua, thành phố đã tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo phát triển các chợ trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa đặc biệt là dự án xây dựng chợ trung tâm thành phố Vĩnh Yên với diện tích 12.000m2 và có tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng dự kiến hoàn thành giữa năm 2018 sẽ phần nào giảm tải cho hệ thống thương mại thành phố. Tuy nhiên, xét trên tổng thể công tác phát triển chợ của thành phố tương đối chậm, gặp nhiều khó khăn vướng mắc (Chợ Tổng các hạng mục công trình đã xuống cấp, nhiều hộ kinh doanh đã bỏ chợ do không có khách hàng; Chợ Thanh Trù dù mới hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2017 nhưng việc khai thác chợ chưa hiệu quả tính đến hết năm 2017 mới chỉ có 6/68 điểm kinh doanh đã sử dụng; theo kế hoạch năm 2017 có 4 chợ phải khởi công đầu tư xây dựng thì chỉ có 2/4 chợ thực hiện đúng kế hoạch đề ra).

Quy mô các chợ trên địa bàn thành phố hiện nay nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Thực tế do thiếu quỹ đất không đáp ứng được nhu cầu họp chợ của nhân dân nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố để họp chợ.

Hệ thống chợ hiện nay trên địa bàn thành phố có thể chia làm 2 loại là chợ trung tâm, chợ dân sinh. Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên trên địa bàn thành phố hiện nay có 26 chợ/ 9 phường, xã, bình quân có 2,8 chợ/ xã, phường và bình quân 1,95 km có một chợ phục vụ cho nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Nhìn chung, chợ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, tiêu dùng của người dân do có sự góp mặt của các chợ tạm. Tuy nhiên, hệ thống chợ hiện nay của thành phố vẫn còn một số điểm tồn tại:

Thứ nhất, cả về khoảng cách, bán kính phục vụ và quy mô dân số. Giữa các xã phường có sự chênh lệch lớn về bán kính và quy mô dân số phục vụ. Như vậy, sự phát triển của mạng lưới chợ chưa đáp ứng được một cách tốt nhất cho yêu cầu tiêu dùng của dân cư, chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.

Thứ hai, với tỷ lệ lớn các chợ được hình thành từ các điểm tự phát và ngay cả các chợ do các cấp ra quyết định thành lập thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chợ, bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu diện tích mặt bằng của mạng lưới chợ trên địa bàn cũng hết sức đa dạng, thiếu sự thống nhất, tiêu chuẩn mà mang tính tự phát nhiều hơn.

Thứ ba, tình trạng mất an toàn giao thông trên các tuyến đường có điểm họp chợ do quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ và sự gia tăng lưu lượng người, hàng hoá qua mạng lưới chợ.

Thứ tư, do tính chất kinh doanh phổ biến trên các chợ hiện nay là bán lẻ, nhưng với khối lượng nhu cầu cần mua bán của cư dân sẽ ngày càng có xu hướng tăng lên, yêu cầu đảm bảo cho hoạt động chợ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn, trong khi đó có rất nhiều chợ chưa được đầu tư hoặc chỉ ở mức độ thấp.

Thứ năm, nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn chủ yếu là các mặt

hàng thiết yếu do thu nhập và đời sống chưa cao. Thực tế phát triển các hộ kinh doanh theo ngành hàng kinh doanh trên chợ cho thấy, số hộ kinh doanh vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tạp hoá, thực phẩm tươi sống, hàng nông sản khô, sơ chế, hàng may mặc, trong khi đó, các ngành kinh doanh khác như hàng điện tử, điện lạnh, trang sức đắt tiền chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này có nghĩa là, tuy chợ là loại hình thương mại tổng hợp nhưng không phải là thích hợp nhất với nhiều ngành hàng và mặt hàng kinh doanh.

Thứ sáu, trình độ và kỹ năng quản lý chợ của đội ngũ cán bộ ở đơn vị quản lý trực tiếp lẫn đội ngũ cán bộ ở những cơ quản quản lý nhà nước còn hạn chế dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả khai thác và phát triển của mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố.

* Kết quả phát triển cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình

Các cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có những điểm chung như quy mô còn khá nhỏ, thường tập trung ở những nơi đông dân cư nhưng không nằm trên các tuyến phố lớn. Về diện tích kinh doanh, trong

tổng số 8 cơ sở bán lẻ của hộ gia đình được điều tra có 75% cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng được điều tra có địa điểm kinh doanh thuộc sở hữu của hộ, 25% cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng phải đi thuê địa điểm.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đang có khoảng hơn 4.182 cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình. Mặt hàng kinh doanh rất đa dạng từ hàng hóa, thực phẩm, đồ dùng nhà bếp, mĩ phẩm, giày dép, quần áo, sách báo, dụng cụ học tập…

Mặc dù đây là một trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng của thành phố thời gian qua. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt bằng kinh doanh, chậm ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý kinh doanh cũng như khả năng tài chính, các cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình trên địa bành thành phố đang gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, theo khảo sát của tác giá, số lượng khách hàng đến mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình giảm đi đáng kể do sự xâm nhập và mở rộng của các hình thức bán lẻ hiện đại như mua hàng ở siêu thị, mua hàng qua mạng.

* Kết quả phát triển trung tâm thương mại, siêu thị

Mạng lưới trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiện nay có quy mô còn bé, sơ khai với chỉ có 2 trung tâm thương mại là TTTM Soiva (Diện tích xây dựng 4.000m2, diện tích kinh doanh 12.000m2) và TTTM Hà Minh Anh (Diện tích xây dựng 20.000m2, diện tích kinh doanh 12.000m2).

Hệ thống siêu thị trên địa bản thành phố cũng chưa phát triển rõ nét, tính đến 1/1/2018 thành phố Vĩnh Yên có 22 siêu thị, bao gồm 13 siêu thị hạng III, 5 siêu thị hạng II và 4 siêu thị hạng I. Chất lượng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân.

Nhìn chung việc đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên còn chưa thực hiện được nhiều, do đó chưa hình thành được rõ nét và đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, trung tâm thương mại, các siêu thị phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại vị trí đẹp thuận tiện giao thông, dân cư đông. Hàng hóa kinh doanh tại các siêu thị chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng, các siêu thị có quy mô không lớn về diện tích, chưa có trang thiết bị hiện đại.

* Kết quả phát triển các cửa hàng tiện lợi

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên các loại hình cửa hàng tiện lợi cũng đã hình thành và phát triển về mặt số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã có 213 cửa hàng tiện lợi bao gồm cửa hàng tự chọn và phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng theo phương thức nhượng quyền.

Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển và điều kiện thì hệ thống cửa hàng tiện lợi ở thành phố Vĩnh Yên phát triển chưa xứng tầm. Số lượng cửa hàng ít, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, các phường xã khác loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng này gần như chưa xuất hiện, bình quân mỗi số cửa hàng tiện lợi trên đầu người tại thành phố Vĩnh Yên là 500 ngàn dân/1 cửa hàng. Bên cạnh đó, quy mô kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi ở Vĩnh Yên còn bé, diện tích kinh doanh nhỏ hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Bảng 4.6. Diện tích, số lượng tên hàng tại các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Tên cơ sở Diện tích

(m2)

Số lượng tên hàng (Mặt hàng)

1.CH G7- Mart, số 168 Nguyễn Viết Xuân 380 2.500 2. CH G7-Mart, số 12 Nguyễn Viết Xuân 300 2.200

3. CH G7-Mart, số 2 Lam Sơn 280 1.800

4. CHTL Hiền Hạnh, số 14 Bảo Sơn 250 1.100

5. CHTL Lan Phương, số 5 Bảo Sơn 210 880

6. CHTL Hà Dung, số 270 Hùng Vương 230 900 7. Tổng hợp các CH TL khác (16 cơ sở) < 100 < 500

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên ( 2017)

Các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố đều có quy mô diện tích dưới 400m2, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Tập hợp hàng hóa tại các cửa hàng tiện lợi chưa phong phú, đa dạng để đáp ứng tối đa nhu cầu được lựa chọn cảu người tiêu dùng.

4.1.4.2 Đánh giá mức độ hoàn thiện về đặc điểm loại hình của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Để đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng nói chung, các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại nói riêng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ngoài việc xem xét các tiêu chí như mức độ tăng trưởng, mật độ cơ sở và cơ cấu loại hình, việc đánh giá về mức độ hoàn thiện đặc điểm loại hình, trên phương diện so sánh với những đặc điểm loại hình chung của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một cái nhìn toàn diện và sâu rộng hơn về sự phát triển của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại thành phố Vĩnh Yên.

* Về vị trí quy hoạch:

Như đã đề cập ở trên, phần lớn các cơ sở bán lẻ hiện đại ra đời tại thành phố Vĩnh Yên trong thời gian qua đều nằm chủ yếu tại khu vực đông dân cư, đặc biệt là khu vực nội thành. Các loại hình như siêu thị, cửa hàng tiện lợi chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, gần các khu dân cư và công sở, trường học, bệnh viên, khu công nghiệp số lượng cơ sở tại các khu vực khác là không đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu bởi nó phản ánh thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng thành phố Vĩnh Yên. Bên cạnh đó, loại hình trung tâm thương mại được xây dựng với quy mô khép kín trung bình tập trung chủ yếu tại khu vực đông dân cư.

Nhận xét: Nhìn chung đặc điểm về vị trí quy hoạch của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại ở thành phố Vĩnh Yên vẫn chưa thực sự hoàn thiện như các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng tại các nước phát triển. Phần lớn các cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại hiện đại được hình thành dựa trên nghiên cứu, lựa chọn của từng doanh nghiệp mà không dựa trên quy hoạch tổng thể thống nhất.

* Về phạm vi thị trường:

Do lượng sơ sở chưa nhiều và mật độ phân bổ còn khá thưa nên phạm vi thị trường của loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại tại thành phố Vĩnh Yên hiện nay khá rộng và chưa thực sự hợp lý.

* Về quy mô diện tích kinh doanh

Đa số các cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại tại thành phố Vĩnh Yên có quy mô nhỏ. Tính đến cuối năm 2017, số cơ sở bán lẻ hiện đại có diện tích kinh doanh trên 2000m2 mới chỉ có hai đơn vị là siêu thị Big C và siêu thị Coopmark.

Diện tích kinh doanh trung bình của cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là 147m2/ cửa hàng.

Nhận xét: Quy mô diện tích kinh doanh của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên còn khá nhỏ so với quy mô tiêu chuẩn.

* Về cơ cấu hàng hóa kinh doanh:

Các mặt hàng kinh doanh trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên trong cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của các siêu thị tổng hợp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiện nay, tỷ trọng kinh doanh mặt hàng điện tủ thường chiếm rất thấp. Đối với loại hình cửa hàng tiện lợi, hiện nay danh mục mặt hàng kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi còn nghèo nàn và chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện danh mục mặt hàng kinh doanh của các loại hình cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên phụ thuộc vào quy mô diện tích kinh doanh của cửa hàng. Ví dụ, tại các cửa hàng G7 Mark với điện tích kinh doanh trung bình 320m2/ cửa hàng có khoảng 1.800 – 2.500 tên hàng; trong khi đó các cưa hàng tiện lợi có diện tích kinh doanh dưới 100m2/ cửa hàng chỉ có khoảng dưới 500 tên hàng.

Bảng 4.7. Cơ cấu mặt hàng trong một số đơn vị bán lẻ hiện đại

ĐVT: %

Mặt hàng Siêu thị An Phú G7 Mark, 168 NVX CHTL Hiền Hanh

Hàng thời trang may mặc 20 0 0

Thực phẩm 28 65 70

Hóa mỹ phẩm 13 30 27

Đồ gia dụng 17 5 3

Hàng điện tử 8 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Hiện nay cơ cấu hàng bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là hàng thực phẩm khô, đường sữa, bánh kẹo, đồ uống, hóa mỹ phẩm. Theo số liệu điều tra cơ cấu mặt hàng thực phẩm tại siêu thị An phú chiếm 28%; tại cửa hàng tiện lợi G7 Mark 168 Nguyễn Viết Xuân là 65%; tại cửa hàng tiện lợi Hiền Hạnh là 70%.

Nhận xét: Cơ cấu mặt hàng của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên rất phong phú và ngày càng đa dạng. Đây là điểm mà các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại đã thực hiện tốt, phù hợp với điều kiện cũng như đáp ứng tiêu chuẩn chung của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại trên thế giới.

* Về dịch vụ khách hàng:

Các cơ sở bán lẻ hiện đại đã phối hợp với các nhà cung cấp hoặc tự mình tổ chức các chương trình khuyến mãi như tặng quà, tặng thêm sản phẩm cùng loại nếu khách hàng mua một số lượng nhất định sản phẩm đó, quay xổ số trúng thường, … để thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, một số cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng diện đại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)