3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố năm 2017 là 5.039,2 hà được phân theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp 44.4%, đất phi nông nghiệp 55.1% và đất chưa sử dụng là 0,5% (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Như vậy, tiềm năng đất đai chưa khai thác của thành phố không còn nhiều, đất nông nghiệp trên đầu người thấp. Do đó, để nâng cao thu nhập cho nông dân cũng như tăng giá trị sản phẩm thì cần có kế hoạch bố trí sử dụng đất đai hợp lý.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai thành phố Vĩnh Yên 2017
Chỉ tiêu 2017
Ha CC (%)
Tổng số 5,039.2 100.0
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2,235.0 44.4
- Đất sản xuất nông nghiệp 1,983.0 39.4
- Đất lâm nghiệp 120.4 2.4
- Đất nuôi trồng thủy sản 131.6 2.6
- Đất làm muối - -
- Đất nông nghiệp khác - -
2. Đất phi nông nghiệp 2,776.8 55.1
- Đất ở 709.0 14.1
- Đất chuyên dùng 1,757.7 34.9
- Đất tôn giáo tín ngưỡng 12.8 0.3
- Đất nghĩa trang nghĩa địa 45.4 0.9
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 251.6 5.0
- Đất phi nông nghiệp khác 0.3 0.0
3. Đất chưa sử dụng 251.6 5.0
- Đất bằng chưa sử dụng 0.3 0.0
- Đất đồi núi chưa sử dụng - -
- Núi đá không có rừng cây - -
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên (2017)
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
a. Tình hình dân số
Cũng như nhiều thành phố khác, thực tế cho thấy, dân cư thực sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không chỉ có số nhân khẩu thường trú mà còn bao
gồm một bộ phận khá lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đến sinh sống và làm việc. Họ đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho thành phố, nên khi tính số dân cư thực sống trên địa bàn, cần thiết phải tính tới cả số người không có hộ khẩu thường trú.Theo số liệu thống kê của UBND thành phố, dân số trung bình năm 2017 là 104.627 người. Theo ước tính của chính quyền thành phố, tính cả dân số không thường trú tại Thành phố, thì tổng dân số sử dụng kết cấu hạ tầng thành phố khoảng 108.680 ngàn người (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Năm 2017, mật đô dân số thành phố Vĩnh Yên là 2.059 người/km2, gấp hơn 2,38 lần so với mật độ dân số của toàn tình (863 người/km2). Nếu tính cả dân không thường trú, thì mật độ dân số lên tới 2138 người/km2, gấp 2,47 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên là địa bàn tập trung đông dân cư của tỉnh, tốc độ tăng dân số thành phố khá cao năm 2015/2016 tăng 100,94% và 2016/2017 là 100,98%. Bình quân dân số thành phố tăng đều trong 3năm (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
b. Lao động
Từ năm 2005 tới nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; tăng từ 67,6% năm 2005 lến 82,65% năm 2017, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35% và ngành dịch vụ chiếm 48,03%. Mức độ giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hàng năm khoảng 2,68%/năm; lao động nông nghiệp chiếm 16,32% tổng số lao động. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thành phố Vĩnh Yên năm 2017 là 66% (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Bảng 3.2. Bảng dịch chuyển cơ cấu lao động
2005 2010 2017 Tăng (giảm) 2017 so với 2005
Cơ cấu lao động (%) 100 100 100
Khu vực nông nghiệp (%) 32,4 17,2 16,32 -16,08
Khu vực công nghiệp (%) 31,5 40,1 35 3,5
Khu vực dịch vụ (%) 36,1 42,7 48,03 11,93
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Kết cấu hạ tầng giao thông
Mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm đường bộ và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ nội thị có khoảng 141,868 km, mật độ đường sắt là 2,79 km/km2 (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Diện tích đường bộ là 398,03ha, chiếm 7,83% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, bằng 52% so với quy định chung về đất dành cho giao thông (15%).
Thành phố có 6 tuyến xe buýt đang hoạt động:
+ Vĩnh Yên - Bình Xuyên - Phúc Yên – Mê Linh Plaza 104 chuyến/ngày; + Vĩnh Yên- Yên Lạc 46 chuyến/ngày;
+ Vĩnh Yên – Vĩnh Tường 46 chuyến/ngày; + Vĩnh Yên – Lập Thạch 44 chuyến/ngày;
+ Vĩnh Yên – Tam Đảo – Đạo Trù 44 chuyến/ngày; + Vĩnh Yên – Tam Dương 44 chuyến/ngày;
- Đường sắt có tuyến Vĩnh Yên – Lào Cai; Vĩnh Yên – Hà Nội; Vĩnh Yên – Đông Anh – Thái Nguyên.
- Khu vực đô thị nối khu vực xung quang bằng các đường hướng tâm thành phố Vĩnh Yên (QL2A, QL2B, QL2X, TL305, TL302…).
- Phương tiện giao thông chủ yếu là xe gắn máy, chiếm 70,0%.
- Đánh giá chung về hệ thống giao thông là chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
- Những vấn đề cần tiếp tục triển khai: Tập trung hoàn thiện mạng lưới đường nội thị, vỉa hè, thoát nước, gom nước thải về khu tập trung; Hoàn thiện các đầu mối của ngõ gắn kết với hệ thống đường đối ngoại; nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống giao thông công cộng (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
* Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt
Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước của thành phố, đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên có tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; trạm Hợp Thinh với công suất 14.000 m3/ngày đêm (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước ở các khu cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung.
Hệ thống thoát nước được đầu được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
* Kết cấu hạ tầng cấp điện
Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Nguồn điện cấp cho thành phố Vĩnh Yên là lưới điện quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạ thế đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt; do hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư sử dụng lâu ngày nên đến nay đã xuống cấp vì vậy tổn thất điện áp và điện năng lớn (có tuyến tổn thất đến 15%). Lưới 6KV và 35KV được lắp đặt theo nhu cầu phụ tải vì vậy cần phải có quy hoạch để đảm bảo nâng cấp hệ thống điện năng của thành phố (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
* Cơ sở văn hoá
Văn hoá, thông tin, truyền thanh, thư viện và các hoạt động văn hóa thể thao khác Hoạt động có bước phát triển, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của thành phố, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Công tác xây dựng khu phố, làng xã văn hóa ngày càng phát triển và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Hoạt động thể dục thể thao trên phạm vi toàn thành phố được tổ chức sôi nổi, từng bước cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
* Cơ sở Y tế
Cơ sở y tế từ thành phố đến xã, phường tiếp tục được đầu tư và tăng cường. Đến nay đã có 6/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 9/9 xã, phường được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh ban đầu; 4/9 trạm y tế có bác sỹ cộng tác. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân tăng từ 4,5 bác sĩ (năm 2005) lên 15 bác sĩ (năm 2017) (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng tăng, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được củng cố và nâng cao, trình độ y bác sĩ ngày càng được được nâng lên, đến nay có 265 cơ sở khám chữa bệnh và dược tư nhân (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Công tác vệ sinh phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn thành phố đạt kết quả cao (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp và thường xuyên, góp phần giảm và ổn định tỷ suất tăng dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,02% (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
* Cơ sở Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2015 - 2017 có bước phát triển nhanh và toàn diện, thu được những kết quả khả quan trên nhiều mặt cả về quy mô, loại hình, số lượng trường lớp. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục được duy trì, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước. Các hình thức đào tạo đa dạng đã thu hút hàng nghìn người học nghề, ngoại ngữ và tin học. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Đến nay thành phố có 30/42 trường đạt chuẩn quốc gia (thuộc thành phố quản lý), chất lượng các cấp học ngày càng được nâng cao. Việc tổ chức phân luồng cho học sinh và định hướng việc làm được triển khai có hiệu quả. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 2 trường Đại học, 2 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 Trung tâm GDTX của tỉnh; 2 trung tâm ngoại ngữ góp phần đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phát triển mạnh, vốn đầu tư trên địa bàn tăng qua các năm. Kết quả là cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội không ngừng được củng cố và phát triển tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Thành phố đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh thương mại, dịch vụ. Tổng giá trị gia tăng thành phố năm 2017
(giá SS 2010) đạt 10.951,1 tỷ đồng bằng 100,1% kế hoạch, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 128,5 tỷ đồng, đạt 99,4% so với kế hoạch, và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2017 đạt 4.897,2 tỷ đồng, đạt 100,04% so với kế hoạch và tăng 14,4% so với năm 2016, kết quả khả quan này có được là nhờ các chính sách về ưu đãi đầu tư trên địa bàn trong thực hiện chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung cũng như của thành phố Vĩnh Yên nói riêng, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tác động hiệu quả, trực tiếp thúc đẩy ngành thương mại – dịch vụ cùng phát triển, khiến đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Ngành dịch vụ có bước phát triển, tăng trưởng đều đặn, trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế thành phố, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 5.925,4 tỷ đồng tăng 18,8% so với cùng kỳ. Các hoạt động dịch vụ như tài chính, tín dụng, bưu chính viễn thông, vận tải, kho bãi, y tế, giáo dục đào tạo, khách sạn, nhà hàng phát triển tốt. Tuy nhiên, các loại hình thương mại phát triển còn chưa đồng bộ, tỷ trọng doanh số bán lẻ theo các kênh phân phối tiềm năng như bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn. Dịch vụ tiếp tục là ngành phát triển cao và ổn định, có mức tăng trưởng đóng góp vào giá trị sản xuất gia tăng cao nhất trong 3 ngành kinh tế của thành phố.Tốc độ phát triển các ngành dịch vụ đều dương trong 3 năm (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Bảng 3.3. Giá trị gia tăng các ngành hàng thành phố Vĩnh Yên 2015 - 2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) 2015/ 2016 2016/ 2017 Tổng giá trị gia tăng (giá SS 2010) 7.905,4 100 9.290,2 100 10.951,1 100 117,52 117,88 Nông lâm nghiệp
thủy sản 122,4 1.3 126,5 1,2 128,5 1,1 103,35 101,58 Công nghiệp –
xây dựng 3.454,3 42,8 4.179,8 41,2 4.897,2 38,6 121 117,16 Dịch vụ 4.328,7 55,9 4.983,9 57,3 5.925,4 60,3 115.14 118,89 Nguồn: UBND thành phố Vĩnh Yên (2015-2017)
Hoạt động tài chính tín dụng thành phố đa dạng, tình đến cuối năm 2017 có 12 ngân hàng, 11 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động trên địa bàn thành phố cơ bản đáp ứng đủ vố cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế (UBND Thành Phố Vĩnh Yên, 2018).
Bảng 3.4. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội TP. Vĩnh Yên
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017
1. Diện tích km2 50.39 50.39
2. Dân số người 102.602 104.627
3. Mật độ dân số người/km2 2.019 2.059
4. Số người trong độ tuổi lao động người 67.385 68.655 5. Giá trị sản xuất
Trong đó khu vực thương mại - dịch vụ
Tỷ đồng 9.290,2 4.328,7
10.951,1 5925,4
9. Thu ngân sách Tỷ đồng 20.700 24.780
10. Số doanh nghiệp đang hoạt động DN 1301 1393 11. Số cơ sở kinh doanh cá thể cơ sở 7.082 8.009 12. Tổng mức bán lẻ hàng hoá Tỷ đồng 4.839 5.734
Nguồn: Chi cục thống kê TP. Vĩnh Yên (2016-2017)
Thuận lợi:
- Vị trí địa kinh tế: Là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh, gần sân bay quốc tế Nội Bài.
- Vĩnh Yên có Đầm Vạc có ấn tượng sâu đậm như Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc và địa hình đa dạng để phát triển các loại hình kinh tế;
- Sức phát triển kinh tế tốt: Tốc độ tăng trường cao; GTGT/người cao - Hiếm có thành phố miền Bắc nào có mặt nước rộng như Vĩnh Yên, biểu tượng của thành phố là cánh vạc. Môi trường tự nhiên của Vĩnh Yên khác các thành phố khác, đây là lợi thế lớn. So với các tỉnh lân cận, Vĩnh Yên có thuận lợi trong việc liên kết trung tâm du lịch Tam Đảo.
- Đã hình thành mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ Nhật Bản.
- Nhiều chủ trương đầu tư của tỉnh và thành phố cho phát triển thương mại – dịch vụ rất đúng hướng và có hiệu quả cao.
- Thị trường có tiềm năng lớn, nhu cầu ngày càng đa dạng.
Khó khăn:
- Đây là thành phố nhỏ, mới lên đô thị loại 2, trong thành phố còn 2 xã nông thôn.
- Hạ tầng sản xuất, xã hội và giao thông còn yếu kém.
- Kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đồng bộ, sức cạnh tranh hạn chế, một số lĩnh vực về kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Thiếu nhân lực chất lượng cao, thừa lao động đơn thuần. - Giải phóng mặt bằng và bồi thường còn chậm.
- Quy mô, chất lượng một số loại hình dịch vụ chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường như dịch vụ chất lượng cao, hoạt động về tư vấn, du lịch lữ hàng, … Công tác phát triển chợ không hoàn thành so với kế hoạch thành phố đã đặt ra.
- Lưu lượng trao đổi hàng hóa trên địa bàn còn chậm do nguồn cung hàng hóa chưa được chủ động, mạng lưới bán lẻ không đồng đều chỉ tập trung ở khu vực nội thị. Hoạt động dịch vụ mang tính tự phát còn chiếm tỷ lệ cao.
- Ý thức thực hiện văn minh thương mại, văn minh đô thị của một bộ phận