Nhìn chung, mặc dù quy mô của hệ thống bán lẻ chủ yếu vẫn ở mức vừa và nhỏ, nhưng sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian qua là cơ sở để thúc đẩy quá trình phân công và hợp tác trong lĩnh vực thương mại, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo sự chuyển dịch từ phương thức kinh doanh truyền thống sang các phương thức kinh doanh mới, hiện đại,… qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Sự gia tăng số lượng lao động trong hoạt động bán lẻ đã phần nào phản ánh nhu cầu thu hút lao động và mở rộng hoạt động kinh doanh của hệ thống bán lẻ (Đảng cộng sản, 2014).
Sự phát triển của các loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại nhìn chung đã đáp ứng được sự gia tăng về quy mô và trình độ phát triển nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau tại các vùng, địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, các cơ sở bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cả về số lượng và thị phần với nhiều cơ sở nhỏ và siêu nhỏ của các hộ kinh doanh có trình
Tiếp nhận đơn đặt hàng
Tập hợp và phân loại đơn đặt hàng
Chuẩn bị hàng theo đơn
Giao hàng cho khách hàng
độ, khả năng kinh doanh thấp, phát triển tự phát trên đường phố, trong các khu dân cư và các trục giao thông, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và an toàn giao thông. Sự chuyển dịch từ các loại hình bán lẻ truyền thống sang các loại hình bán lẻ hiện đại đang diễn ra khá mạnh mẽ ở các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Sự có mặt của các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần nâng cao văn minh thương mại, văn minh đô thị, nhưng đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh lớn lên các doanh nghiệp trong nước... (Đảng cộng sản, 2014).
Trên thực tế, đóng góp của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trong nền kinh tế không chỉ dừng lại ở lợi nhuận và số lượng công ăn việc làm mà bán lẻ tạo ra. Với vai trò là khâu kết nối không thể thiếu giữa sản xuất với tiêu dùng, sự vận hành của bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng cả ở góc độ sản phẩm đầu ra, các yếu tố đầu vào và tỷ suất lợi nhuận. Nói cách khác, sự phát triển của bán lẻ hàng tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa với riêng ngành bán lẻ mà còn kéo theo sự phát triển của hầu hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế (Hương Ly, 2017).
Như vậy tác giả xin rút ra một số nhận định về vai trò cơ bản của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng được thể hiện như sau:
Khi các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển cả về chất lẫn lượng thì nhờ đó sẽ giúp gắn kết tốt hơn giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, lưu thông hàng hóa. Đây là cầu nối đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi người tiêu dùng ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Khi các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa nhanh, chất lượng và công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước.
Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc hơn khi các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.
Xã hội càng phát triển, thời gian dành cho các hoạt động mua sắm càng ít, cùng với đó là đòi hỏi phải có các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng mới hiện đại, phong phú, tiện dụng hơn. Với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển đa
dạng, người tiêu dùng sẽ có được nhiều lựa chọn mua hàng trên cả phương diện thời gian và địa điểm, vừa tiện lợi lại đảm bảo đáp ứng tốt mọi yêu cầu.
Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng định hướng tiêu dùng và kích thích thương mại phát triển, nó giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hợp lý. Vì hoạt động trong các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng là sự cạnh tranh, tổ chức kinh doanh ddefu nhắm tới lợi nhuận, các sản phẩm phù hợp với tiêu dùng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh phân phối nhiều hơn. Ngược lại, điều này cũng có nghĩa là các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng đánh vào tâm lý người tiêu dùng còn lại lựa chọn các sản phẩm chất lượng và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu.
Việc phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, thông qua các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng mới các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ có thể nâng cao hiệu quả bán hàng nhưng vẫn tiết kiệm được rất nhiều chi phí như: Chi phí mặt bằng, chi phí nhân công, …