Phân tích SWOT đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 108)

Bảng 4.16. Phân tích SWOT giữa siêu thị, CHTL và chợ, CHBL của hộ gia đình

Đặc điểm

Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ gia đình

Điểm mạnh (S)

- Hàng hóa đa dạng, phong phú và có tính tập trung. - Cửa hàng sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh, tiện nghi. - Giá cả cố định và được niêm yết rõ ràng. - Hàng hóa có chất lượng đảm bảo.

- Phương thức thanh toán hiện đại, văn minh lịch sự.

- Đáp ứng tốt nhu cầu mua bán theo thói quen truyền thống

- Phân bổ rải rác tại khu vực dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại mua sắm.

- Giá cả hàng hóa linh hoạt, thường có mức giá rẻ hơn siêu thị hay của hàng tiện lợi.

- Hàng thực phẩm tươi sống đa dạng, phong phú đáp ứng tốt tiêu dùng.

Điểm yếu (W)

- Một số mặt hàng có mức giá cao hơn nhiều so với chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình.

- Hàng thực phẩm tươi sống thiếu sự đa dạng về chủng loại hàng hóa. - Đòi hỏi mức vốn đầu tư tương đối lớn.

- Người dân thành phố Vĩnh Yên chưa có thói quen thường xuyên mua bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

- Hàng hóa không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, điều kiện vệ sinh trong kinh doanh kém. - Tồn tại tình trạng nói thách, bán đắt giá cả không rõ ràng gây mất thời gian mua sắm do phải mặc cả. - Việc kinh doanh thiếu bài bản.

Đặc điểm

Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ gia đình

Cơ hội (O)

- Kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh, nhu cầu mua sắm tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng.

- Thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi. - Nếp sống công nghiệp làm tăng nhu cầu mua sắm tập trung tại 1 địa điểm của người dân.

- Sự đầu tư mới của thành phố trong việc nâng cấp, xây mới hệ thống chợ.

- Cơ hội phát triển mạnh tại vùng ngoại ô thành phố để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người lao động.

Thách thức

(T)

- Bị cạnh tranh gay gắt từ các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng khác. - Môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn thiện.

- Thói quen tiêu dùng đang thay đổi.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng gây áp lực buộc chợ, cửa hàng bán lẻ thay đổi nếu muốn tồn tại.

Bảng 4.17. Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T

Điểm mạnh và cơ hội (SO) Điểm yếu và cơ hội (WO)

Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ gia đình Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ

gia đình

- Hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tính đa dạng, phong phú và tập trung đáp úng tốt sự thay đổi trong nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng về sự tiện lợi. - Phương thức thanh toán hiện đại, văn minh lịch sự, giá cả cố định và được niệm yết rõ ràng là yếu tố rất mạnh thu hút người tiêu dùng với nếp sống công nghiệp đòi hỏi sự tiện lợi, thoải mái nhưng chất lượng.

- Hệ thống chợ với sự đầu tư mới của thành phố, cộng với mạng lưới phân bố rộng từ trước đang trở thành kênh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân rất tốt.

- Chợ, cửa hàng tiện lợi có cơ hội rất lớn tại vùng ngoại ô, nơi người dân có thu nhập không cao vì có mức giá cạnh tranh hơn siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

- Hàng thực phẩm tươi sống thiếu sự đa dạng về chủng loại hàng hóa. Trong khi đó, nếp sống công nghiệp làm tăng nhu cầu mua sắm tập trung tại 1 địa điểm của người dân.

- Người dân thành phố Vĩnh Yên chưa có thói quen thường xuyên mua bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh, nhu cầu mua sắm tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng và thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân đang thay đổi.

- Với sự đầu tư mới của thành phố vào xây dựng, cải tạo chợ cũng như điều chỉnh quy hoạch dành cho cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình đây là cơ hội để hệ thống bán lẻ truyền thống chuyển mình, trở thành kênh cung ứng hàng hóa bài bản hơn. - Tốc độ đô thị hóa nhanh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa vì vậy việc kiểm soát chất lượng hàng hóa tại chợ, cửa

hàng bán lẻ của hộ gia đình cần được siết chặt hơn bao giờ hết.

Điểm mạnh và thách thức (ST) Điểm yếu và thách thức (WT)

Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ gia đình Siêu thị, CHTL Chợ, CHBL của hộ

gia đình

- Không chỉ có siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang tham gia cuộc đua dành thị phần tại thành phố Vĩnh Yên. Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình dù bị tụt lại nhưng cũng đang có những bước thay đổi và tạo áp lực không nhỏ. - Môi trường pháp lý dành cho các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại cả nước nói chung, thành phố Vĩnh Yên nói riêng vẫn chưa được định hình cụ thể. Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, cơ quan chức năng trong việc quản lý.

- Thói quen tiêu dùng đang thay đổi và để bắt kịp được đòi hỏi chợ, cửa hàng tiện lợi phải có những thay đổi nhanh chóng trong cung cách bán hàng, cải thiện chất lượng hàng hóa, … - Thành phố Vĩnh Yên có tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện. Điều này khiến lợi thế cạnh tranh về giá đang mất dần, đòi hỏi chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình muốn tồn tại phải có những thay đổi nhanh chóng để bắt kịp xu hướng tiêu dùng.

- Một số mặt hàng có mức giá cao hơn nhiều so với chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình. Trong khi mức tiêu dùng của người dân thành phố chưa cao khiến nhiều người tiêu dùng vẫn lựa chọn chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình vì giá thành rẻ.

- Vốn đầu tư siêu thị, cửa hàng tiện lợi tương đối lớn. Tuy nhiên hiện nay các chính sách hỗ trợ gần như không có, chính sách phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại tại thành phố Vĩnh Yên chưa hoàn thiện khiến các đơn vị gặp khó khăn trong quyết định đầu tư.

- Thói quen tiêu dùng đang thay đổi, giờ đây người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sự tiện lợi vì vậy thói quen nói thách, không ghi rõ giá cả hàng hóa gây mất thời gian mặc cả đang khiến chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình mất điểm khi cạnh tranh với siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

4.4.2. Giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

4.4.2.1. Đổi mới chính sách phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

* Môi trường pháp lý

Để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phát triển, trong thời gian tới về mặt pháp lý nhà nước cần tập trung hoàn thiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu xây dựng, đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành quy định về tiêu chuẩn loại hình, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn thiết kế đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Việc xây dựng tiêu chuẩn loại hình, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn thiết kế đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

+ Các tiêu chuẩn được xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này cũng phải đảm bảo được xây dựng dựa trên đặc điểm vốn có của từng loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, thiết kế xây dựng của đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng. Thông qua việc đưa ra các quy định về tiêu chuẩn loại hình sẽ hạn chế hiện tượng đơn vị bán lẻ hiểu chưa đúng dẫn đến lạm dụng trong việc đặt tên cho các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng như hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại.

+ Việc xây dựng các tiêu chuẩn loại hình, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng cần tham khảo thực tế tồn tại của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng này ở Việt Nam.

+ Các tiêu chuẩn được xây dựng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển về lâu dài của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Các tiêu chuẩn về loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng được áp dụng ở Việt Nam không được quá khác biệt so với các đặc điểm cơ bản của loại hình bán lẻ này trên thế giới.

- Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các quy định về quản lý hoạt động của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Các quy định này phải đảm bảo phù hợp với thực tế, là cơ sở tạo điều kiện phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng mới, vừa tạo điều kiện cho sự tự hoàn thiện và đổi mới của các đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng đang hoạt động.

* Chính sách thu hút đầu tư

Để phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn, thành phố Vĩnh Yên cần có những cơ chế đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. Những chính sách thành phố áp dụng vẫn phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ chính sách của trung ương, của tỉnh. Một số điều thành phố cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng là:

- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện chính sách quy hoạch sử dụng đất cho phát triển cơ sở bán lẻ hàng tiêu dùng sao cho phù hợp với lộ trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ, phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả quý đất dành cho phát triển.

- Xây dựng các chính sách cụ thể về sử dụng đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng để khuyến khích phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời chính sách cũng là biện pháp ngăn chặn nguy cơ các tập đoàn nước ngoài thao túng hoàn toàn thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

- Cụ thể hóa các quy định về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống phân phối bán lẻ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Song song với việc áp dụng chính sách hỗ trợ vốn đầu tư hiện hành, có thể thực hiện hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thương mại quy mô lớn cho các đơn vị thuê khai thác.

- Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ có chọn lọc của Nhà nước đối với đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đi đôi với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng theo lộ trình.

4.4.2.2. Nâng cao quản lý nhà nước đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Trong những năm tới, yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với sự phát triển, hoạt động của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ ngày càng trở nên cấp thiết do sự bùng nổ về số lượng các cơ sở, đặc biệt là cơ sở bán lẻ hiện đại (Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, …), sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng cũng như trong chính các loại hình. Vì vậy, công

tác quản lý nhà nước đối với các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng cần có các biện pháp cụ thể:

* Đối với chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình:

+ Quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi phát triển chợ trên địa bàn thành phố theo hướng văn minh, hiện đại.

+ Có hướng dẫn, tổ chức các đoàn kiểm tra thương nhân kinh doanh tại các chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa, …

* Với trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi:

+ Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh trong trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi về giấy phép kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả, …

+ Thực hiện thường xuyên công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm và các cửa hàng tiện lợi cho các chủ thể kinh doanh lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh.

+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và vận động đầu tư, xây dựng thương hiệu cho các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn

Ngoài ra thành phố cũng cần: Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bình ổn giá để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị và không gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Xử lý triệt để những hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa thông tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.

Đảm bảo sự phát triển hài hòa lợi ích giữa các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng. Hiện nay trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn được thành phố khuyến khích phát triển vì những tiện ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên chợ, cửa hàng tiện lợi vẫn có những ưu thế riêng của nó. Chẳng hạn hàng hóa ở chợ có ưu điểm đa dạng, tươi sống, giá cả phải chăng, giao dịch tự do, thuận mua vừa bán, đặc biệt đây là loại hình có vai trò vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng nghèo.

Việc quá tập trung phát triển vào một loại hình nào đó sẽ làm mất đi sự phong phú của thị trường, khiến quyền kiểm soát nguồn cung trên thị trường được giao cho tập hợp các đơn vị nào đó. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, sự ổn định của nền kinh tế cần duy trì sự phong phú của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.

Nhà nước cần phát huy những lợi ích các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng mang lại, đồng thời giảm bớt những mặt hạn chế của các loại hình bán lẻ như chợ, cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình.

Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường: Thông tin dự báo phải được cung cấp một cách xuyên suốt, đồng thời nâng cao chất lượng công tác dự báo cung cầu hàng hóa, giá cả trong và ngoài nước đối với các mặt hàng trọng yếu.

Xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn loại hình và quy hoạch phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.

Cụ thể hóa và thể chế hóa các định hướng, giải pháp của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ có liên quan.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, kiểm soát toàn diện sự phát triển và hoạt động của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.

4.4.2.3. Giải pháp tín dụng để hỗ trợ vốn đầu tư cho các đơn vị bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước

Vốn là một trong những khó khăn nan giải trong quá trình đầu tư phát triển của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng, đặc biệt là trung tâm thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)