Nội dung nghiên cứu phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 38 - 39)

2.1.4.1. Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dung

Phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng (Chính Phủ, 2007).

Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước) (Chính Phủ, 2007).

Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp với quá trình phát triển sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, có đủ năng lực gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển các kênh phân phối truyền thống có quy mô nhỏ, nhất là các kênh phân phối truyền thống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (Bộ Công Thương, 2011).

Từ những nội dung trên, phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cần:

+ Xây dựng quy hoạch các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Xây dựng tiêu chuẩn, qui chuân đối với từng loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.

+ Tiêu chí thể hiện sự đa dạng của các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng bao: Tỷ trọng từng loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng hiện đại và bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống so với tổng số cơ sở bám lẻ hàng tiêu dùng.

2.1.4.2. Phát triển quy mô các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

gian kinh tế, các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại được phân bố, phát triển với các quy mô, tính chất và trình độ khác nhau (Chính Phủ, 2007).

Định hướng phát triển các loại hình: Các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, sạp hàng của các hộ kinh doanh); Các loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại,…) sẽ phát triển đa dạng với nhiều cấp độ quy mô khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các loại quy mô vừa và nhỏ (Bộ Công Thương, 2011).

2.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực trong bán lẻ hàng tiêu dùng

Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Chính phủ, 2007).

Cải thiện năng lực chuyên môn của lao động và quản lý trong ngành bán lẻ. Hỗ trợ tài chính cho các Cơ sở/Trường dạy nghề để họ: Bổ sung chương trình đào tạo kỹ năng quản trị bán lẻ và chương trình đào tạo kỹ năng bán lẻ; Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn miễn phí cho các chủ thể có nhu cầu. Cần các chính sách khuyến khích đào tạo lao động để cải thiện năng lực chuyên môn và nâng cao trình độ quản lý trong ngành bán lẻ (Đinh Thị Mỹ Loan, 2016).

2.1.4.4. Kết quả và hiệu quả phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng

Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng bao gồm hai nội dung quan trọng là: Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Trương Đình Chiến, 2010).

Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng.

Phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sở quy mô và số lượng không đổi. Điều này thể hiện qua sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, cách ứng xử của người bán hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố vĩnh yên, vĩnh phúc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)